Răng khôn lợi trùm có nguy hiểm không? Cách điều trị?
Răng khôn lợi trùm gây viêm nhiễm, đau nhức lợi trong cùng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của người bệnh. Vậy cách điều trị như thế nào? Có nhổ răng khôn được không?
Răng khôn lợi trùm là bệnh lý nghe còn khá xa lạ đối với nhiều người bởi đây là tình trạng chỉ xuất hiện ở những người mọc răng khôn. Vậy răng khôn lợi trùm có nguy hiểm không? Cách điều trị răng khôn bị lợi trùm như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Lợi trùm là gì?
Lợi trùm là phần lợi bao phủ toàn bộ hoặc một phần ở trên bề mặt của răng gây cản trở đến sự phát triển của răng đó. Sau một thời gian, khi răng mọc lên sẽ tạo thành một khoảng trống bên dưới lợi và dễ gây ra tình trạng viêm lợi, sưng tấy nếu không được vệ sinh răng miệng cẩn thận.
2. Răng khôn lợi trùm là gì? Mức độ nguy hiểm khi bị lợi trùm răng khôn
Hiện tượng lợi trùm răng khôn là chiếc răng khôn mọc lên bị che lấp một phần bởi lợi, chỉ mọc được một phần ra bên ngoài. Răng khôn lợi trùm bị viêm sẽ gây ra cảm giác ngứa, cộm ở vùng lợi, hơi thở có mùi hôi, lợi hơi nề và đau.
Viêm lợi trùm răng khôn khi để lâu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây sốt cao, sưng lớn một góc hàm. Viêm lợi trùm không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng mà còn có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng nếu để cho mủ đi xuống các khoang sâu gây co khít hàm.
Hiện nay, có rất nhiều quảng cáo về các sản phẩm điều trị hay phương pháp tự điều trị viêm lợi trùm răng khôn trên thị trường. Các sản phẩm này chỉ có tác dụng khi tình trạng viêm mới chớm bị. Còn khi để ổ viêm đã bùng phát làm cho hệ miễn dịch thấp xuống hay thay đổi nội tiết tố thì sẽ không có tác dụng.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ của chính bạn, loại bỏ túi lợi xung quanh răng là cách tốt nhất, triệt để và khoa học nhất để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm răng khôn lợi trùm.
3. Những dấu hiệu nhận biết khi răng khôn lợi trùm bị viêm mủ
Bạn có thể nhận biết được tình trạng viêm lợi trùm răng khôn có mủ thông qua những biểu hiện sau:
Lợi sưng đỏ:
Đây là biểu hiện thường gặp phải khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng. Phần lợi trùm trên chiếc răng khôn đang mọc bị tấy đỏ, sưng phồng, khi ấn vào sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể thấy chảy nước và mủ.
Đau răng khôn:
Lợi trùm chân răng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng khôn nên bạn sẽ xuất hiện tình trạng đau răng kéo dài. Thậm chí, chỉ cần bạn nuốt nước bọt hay há miệng thôi cũng đều thấy đau điếng. Răng khôn lợi trùm bị viêm nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chiếc răng khôn mà còn ảnh hưởng đến cả hàm răng.
Sốt, nổi hạch:
Khi bị viêm nhiễm vùng lợi trùm và có mủ, bạn có thể sẽ bị sốt, góc hàm bị sưng và xuất hiện hạch nổi ở vùng cổ.
Chảy nước miếng khi ngủ:
Răng khôn lợi trùm bị viêm sẽ làm cho nước miếng có mùi hôi khó chịu. Một đặc điểm nữa là, khi gặp phải bệnh lý này, viêm sưng to sẽ làm cho bạn khó ngậm miệng lại được như bình thường nên sẽ thấy tình trạng nước miếng bị chảy khi ngủ.
Xem thêm: Bà bầu bị viêm lợi trùm răng khôn
4. Cách điều trị răng khôn lợi trùm
Không phải bất cứ trường hợp nào mọc răng khôn cũng sẽ bị viêm lợi trùm. Nhưng một khi gặp phải tình trạng bệnh lý về răng miệng này thì bạn nhất định nên đi cắt bỏ lợi trùm để có thể điều trị dễ dàng hơn và tránh kéo theo nhiều bệnh lý về răng khác.
4.1 Tại sao không điều trị viêm lợi trùm bằng thuốc kháng sinh?
Thuốc điều trị viêm lợi trùm được bác sĩ kê đơn sử dụng cho bạn khi răng khôn lợi trùm bị viêm mủ nhằm diệt vi khuẩn và giúp lợi ổn định hơn sau đó mới tiến hành điều trị tận gốc viêm. Thuốc kháng sinh không thể điều trị tận gốc viêm lợi trùm răng khôn cho bạn mà chỉ là giải pháp tạm thời khắc phục những biểu hiện mà bệnh lý này gây ra. Hơn nữa, thuốc kháng sinh rất có hại cho dạ dày, vậy nên bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử về bệnh dạ dày.
4.2 Cắt lợi trùm răng khôn có đau không?
Cắt lợi trùm răng khôn chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa. Trước khi cắt lợi trùm, các bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng thật sạch rồi gây tê cho phần lợi trùm cần loại bỏ. Sau đó, sử dụng laser để loại bỏ tận gốc lợi trùm. Việc cắt lợi trùm răng khôn không thể tránh được cảm giác đau, sưng, rỉ máu nhẹ khi hết thuốc tê. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì lợi sẽ nhanh chóng bình phục hoàn toàn chỉ sau 1-2 tuần mà thôi.
5. Viêm lợi trùm răng khôn thì có thể nhổ răng khôn được không?
Có không ít bạn có cùng chung câu hỏi, khi bị viêm lợi trùm thì có thể nhổ răng khôn được không. Theo các nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc nhổ răng khôn lợi trùm bị viêm không hề có hại mà còn mang lại lợi ích trong việc tạo nên một đường lưu dẫn tự nhiên giúp viêm nhanh hồi phục. Cùng với đó là rất nhiều lợi ích khác về mặt sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
Các biến chứng răng khôn thường gặp như sau:
- Nướu lợi sưng tấy, viêm nhiễm, đau quanh thân răng, cứng hàm, áp xe răng.
- Răng số 8 mọc lệch tựa vào răng số 7 tạo khe dắt thức ăn, lâu ngày gây sâu răng số 7.
- Gây u, nang thân răng và làm tiêu dần xương hàm.
- Răng khôn mọc lệch chạm vào dây thần kinh sẽ làm rối loạn cảm giác và phản xạ.
Xem thêm:Nhổ răng số 8 bao nhiêu tiền?
Vậy nên, nếu răng khôn lợi trùm của bạn bị viêm thì hãy nhanh chóng đến nha khoa để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các bệnh lý về răng miệng, hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline: 0963.333.844. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa