Răng khôn có nên nhổ không? Khi nào thì bắt buộc phải nhổ răng khôn?
Răng khôn – Răng hàm lớn số 8 mọc ở giai đoạn trưởng thành khiến nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều nghi vấn. Răng khôn có nên nhổ không? Không nhổ răng khôn có sao không?
Răng khôn – Răng hàm lớn số 8 mọc ở giai đoạn trưởng thành khiến nhiều người băn khoăn và đặt ra nhiều nghi vấn. Răng khôn có nên nhổ không? Không nhổ răng khôn có sao không? Khi nào thì bắt buộc phải nhổ răng khôn? Cùng Nha khoa Trẻ đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Răng khôn số 8 là gì?
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm, nằm cạnh răng số 7. Chiếc răng này thường mọc lên ở giai đoạn 17 – 25 tuổi, thời điểm mà xương hàm đã cứng chắc và nướu lợi cũng khá dày. Khi đó, răng khôn mọc lên sẽ bị cản trở rất nhiều bởi nướu và xương hàm nên dẫn đến các hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc răng khôn nằm ngang trên cung hàm.
Tùy vào cơ địa của từng người, mà số lượng răng khôn mọc lên là khác nhau. Có người thì mọc 1 chiếc, 2, 3, 4 chiếc răng nhưng cũng có người không mọc chiếc răng khôn nào. Đồng thời hướng răng mọc cũng khác nhau giữa răng khôn hàm trên và hàm dưới, hàm bên trái và bên phải, tương ứng với mức độ đau nhức không giống nhau. Vậy răng khôn có nên nhổ không?
2. Răng khôn có nên nhổ không?
Do răng khôn mọc lên khá muộn và vị trí răng mọc cũng khá khuất nên gần như răng khôn không đảm nhận bất cứ chức năng ăn nhai nào của hàm răng. Vì vậy, nếu cần thiết phải nhổ răng khôn thì cũng không gây ảnh hưởng gì đến cấu trúc, chức năng của cả hàm.
Răng khôn có nên nhổ răng không sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên nguy cơ gây ra biến chứng răng miệng của chiếc răng đó. Và để xác định được điều này bạn cần phải được thăm khám tổng quát và chụp X-quang răng khôn.
2.1 Biến chứng răng khôn cần đặc biệt lưu ý
Răng khôn mọc ngầm trong xương hàm lâu ngày gây áp lực lên vùng xương và nướu. Đồng thời việc ăn nhai khiến thức ăn mắc dính ở dưới nướu phủ bên trên răng khôn rất khó làm sạch dẫn đến biến chứng viêm nhiễm, đau nhức kéo dài.
Răng khôn mọc sai hướng sẽ tạo khe giắt thức ăn với răng bên cạnh khiến vi khuẩn tích tụ. Hơn nữa, răng khôn nằm ở vị trí khuất nên việc vệ sinh răng khôn cũng bị hạn chế hơn các răng khác dẫn đến nguy cơ sâu răng khôn, sâu răng kế cận và gây ra viêm nha chu.
Khi răng khôn nằm ngang, mọc xiên sẽ gây áp lực làm tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh (răng số 7). Nghiêm trọng hơn răng khôn còn thoái hóa thành u nang, bệnh lý xương hàm khiến xương hàm yếu dần đi.
2.2 Khi nào bắt buộc phải nhổ răng khôn
Những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe:
- Răng khôn mọc đã gây biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng đến răng kế cận.
- Răng khôn chưa biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn thì cần nhổ răng để tránh hình thành sâu răng làm hỏng răng số 7.
- Răng khôn mọc thẳng, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng có hình dáng bất thường, quá to hoặc quá nhỏ so với các răng khác.
- Răng khôn đã bị bệnh nha chu hoặc sâu răng không thể bảo tồn.
Với những trường hợp trên đây, thì câu trả lời cho câu hỏi “răng khôn có nên nhổ không?” chắc chắn là CÓ. Không những thế răng khôn nên nhổ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cơ thể của con người. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng, vì vậy bạn cần chú ý khi nào không được nhổ răng khôn để tránh biến chứng không mong muốn.
Xem thêm:
Tại sao có kinh nguyệt không được nhổ răng khôn?
Mọc 2 Răng Khôn Cùng Lúc Có Sao Không?
3. Lưu ý trước khi nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn, hạn chế đau nhức
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Nhổ răng khôn cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối để không xâm lấn đến hệ thống dây thần kinh quanh răng. Do đó, bạn nên lựa chọn nha khoa có bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại để thực hiện nhổ răng khôn không đau và an toàn nhất.
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết: Trước khi tiến hành điều trị răng khôn sẽ cần xét nghiệm máu, chụp X-quang. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe của bạn đủ tốt để sau nhổ răng khôn không gặp phải biến chứng. Cũng như giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, hướng mọc của răng khôn để có phương án điều trị tốt nhất.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Cần thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ để vùng nướu tại vị trí răng khôn không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Đồng thời không hút thuốc, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích trước ngày nhổ răng khôn.
Sau nhổ răng khôn bởi nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng cũng như cách giảm đau hiệu quả nhất. Khi đó, bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ nhanh chóng lành thương và hoàn toàn ngăn ngừa được các biến chứng sau nhổ răng khôn nguy hiểm.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn đọc vấn đề “răng khôn có nên nhổ không?”, hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho mình cũng như có được quyết định tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình. Và nếu bạn muốn nhổ răng khôn phòng ngừa biến chứng thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ – Nha khoa nhổ răng khôn uy tín tại Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.