Nội dung chính

Răng hô hàm dưới: Đặc điểm nhận biết và phương pháp điều trị

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 25/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng hô hàm dưới hay hiểu nôm na là móm, xảy ra do sai lệch khớp cắn. Tìm hiểu ngay đặc điểm hô hàm dưới và phương pháp điều trị tình trạng này nhé.

Răng hô hàm dưới hay còn gọi là hàm móm khiến cho tính thẩm mỹ của khuôn mặt bị ảnh hưởng khá nhiều. Hơn thế nữa, tình trạng trên cũng khiến cho người bệnh gặp các rắc rối trong việc ăn nhai, thậm chí gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do vậy nhu cầu chỉnh sửa hàm dưới là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay đặc điểm của hô hàm dưới và phương pháp điều trị nhé.

Hàm dưới bị hô

1. Răng hô hàm dưới là gì?

Hàm dưới bị hô là hiện tượng khớp cắn có cấu tạo bất thường do bị ngược. Khi đó vòm hàm trên sẽ bị vòm hàm dưới bao lấy bên ngoài, thấy rõ khi bệnh nhân khép miệng lại. Đồng thời cằm có thể lệch sang trái hoặc phải.

2. Đặc điểm nhận biết răng hô hàm dưới

Các đặc điểm của răng hô hàm dưới khá dễ nhận biết và bạn hoàn toàn có thể tự phát hiện mà không cần tới gặp nha sĩ. Điển hình là vòm hàm dưới bao phủ lên vòm hàm trên khi ngậm miệng. Khi nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy má bị hóp lại, môi cùng cằm bị chìa ra phía trước khá nhiều.

Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến toàn bộ gương mặt mất đi sự tự nhiên hài hòa vốn có. Người bệnh không thể khép kín hai hàm dù đã cố gắng thả lỏng môi. Từ đó gây ra những rắc rối trong hoạt động nhai nuốt và đời sống tinh thần của người có hàm răng hô dưới.

Răng hô hàm dưới rất dễ nhận biết

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàm dưới bị hô

Hàm dưới bị hô thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân di truyền và nguyên nhân thứ phát.

3.1. Nguyên nhân di truyền

Đa số những người có răng hô hàm dưới đều có người trong gia đình như: ông bà, bố mẹ, anh chị em,… mắc tình trạng tương tự. Yếu tố di truyền khiến răng hàm trên của người này kém phát triển hoặc răng hàm dưới lại phát triển vượt trội.

3.2. Nguyên nhân thứ phát

Mất răng hàm trên có thể dẫn đến tình trạng hô hàm dưới

4. Răng hô hàm dưới gây ra những hậu quả gì?

Xem thêm: 

Dấu hiệu mọc răng khểnh

Răng khểnh 1 bên có ý nghĩa gì? Bên trái hay bên phải thì đẹp?

Hô hàm dưới nếu không khắc phục ngay sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng

5. Phương pháp điều trị răng hô hàm dưới

Răng hô hàm dưới nên điều trị bằng phương pháp gì là băn khoăn của nhiều người. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng điều trị bằng cùng một biện pháp giống nhau. Phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng răng hô, bác sĩ sẽ có cách can thiệp khác nhau.

Trong trường hợp răng bị hô hàm dưới do cấu trúc xương hàm thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phẫu thuật hàm để chỉnh cấu trúc hàm lại đúng hình thái tiêu chuẩn của giải phẫu. Sau đó kết hợp niềng răng để ổn định hàm.

Trường hợp hô hàm dưới do răng thì hoàn toàn có thể điều trị bằng việc niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign để cải thiện nụ cười cho người bệnh. Với công nghệ niềng răng Invisalign hiện nay, Nha khoa Trẻ tự tin khẳng định vị trí của nha khoa với khách hàng.

Công nghệ này không đòi hỏi dùng tới các mắc cài hay dây thun như các phương pháp niềng răng khác. Mà thay vào đó là sử dụng khay trong suốt để điều chỉnh răng. Việc này rất thuận tiện cho những đối tượng cần giao tiếp nhiều vì tính thẩm mỹ cao, những đối tượng không có nhiều thời gian tới nha khoa thường xuyên để thăm khám, trẻ em, người lớn tuổi hay những người có công việc bận rộn,…

Niềng răng trong suốt Invisalign khắc phục tình trạng hô móm hiệu quả

Mỗi phương pháp điều trị răng hô hàm dưới có những ưu – nhược điểm khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khác nhau. Do đó để được hỗ trợ chi tiết về hiện tượng hô hàm dưới hay tất cả các dịch vụ nha khoa khác, hãy liên hệ Nha khoa trẻ ngay để nhận được sự tư vấn tận tình từ các y bác sĩ có chuyên môn cao và trải nghiệm những công nghệ tiên tiến nhất của nha khoa nhé.

Danh mục cẩm nang