Răng cửa là răng số mấy? Có chức năng gì?
Răng cửa nắm giữ một vai trò riêng biệt và không thể thay thế, đặc biệt là về chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm. Vậy răng cửa là răng số mấy? Nằm ở vị trí nào?
Cũng giống với những chiếc răng vĩnh viễn khác trên cung hàm thì răng cửa nắm giữ một vai trò riêng biệt và không thể thay thế, đặc biệt là về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt. Vậy răng cửa là răng số mấy? Nằm ở vị trí nào trên cung hàm? Nếu muốn hiểu hơn về đặc điểm của những chiếc răng cửa trên cung hàm thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Tổng quan về răng cửa
Ở người trưởng thành sẽ có tổng cộng là 32 chiếc răng chia đều cho hàm trên và hàm dưới, tức là một hàm sẽ có 16 chiếc răng (đã tính 4 chiếc răng khôn). Cung hàm được chia thành 4 phần, đếm số từ 1 – 4 theo chiều kim đồng hồ. Khi đó sẽ dễ dàng đếm được các răng ở 4 phần cung hàm, các răng trên cung hàm cũng được đánh số lần lượt từ 1 – 8.
1.1 Răng cửa là răng số mấy? Nằm ở vị trí nào?
Răng cửa thuộc nhóm răng trước, rất dễ nhận biết và quan sát vì chúng nằm ngay vị trí trung tâm giữa cung răng. Răng cửa chính là chiếc răng số 1 và răng số 2, răng số 1 chính là cột mốc để xác định số thứ tự các răng còn lại trên cung hàm bao gồm răng nanh, răng hàm nhỏ (răng tiền cối),răng hàm lớn.
Cũng chính vì nằm ở vị trí trung tâm nên khi nói cười sẽ luôn để lộ ra những chiếc răng cửa trên cung hàm. Do đó, nếu chiếc răng này gặp bất kỳ vấn đề gì như sâu răng, hô, sứt mẻ thì sẽ làm giảm vẻ đẹp của nụ cười hay giảm thẩm mỹ khuôn mặt.
1.2 Răng cửa có mấy chiếc và bao nhiêu chân?
Một người sẽ có tổng là 8 chiếc răng cửa với 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới. Hai chiếc răng ở trung tâm được gọi là răng cửa giữa, hai răng bên cạnh là răng cửa bên.
Răng cửa cũng chính là chiếc răng mọc lên đầu tiên ở trẻ nhỏ giai đoạn 6 tháng tuổi, đến khoảng 6 tuổi thì chiếc răng này sẽ rụng đi và được thay thế thành răng vĩnh viễn. Những chiếc răng cửa có hình chiếc xẻng, rìa cắn sắc bén và chúng chỉ có một chân răng.
2. Vai trò và chức năng của răng cửa
Các chức năng cơ bản của một chiếc răng cửa cũng tương tự như các răng khác bao gồm chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm.
- Răng cửa có chức năng cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi đưa vào khoang miệng, nhờ đó các răng hàm sẽ dễ dàng nghiền nát thức ăn hơn. Chức năng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể, nếu chức năng ăn nhai bị suy giảm trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dẫn đến nhiều bệnh lý cơ thể.
- Vai trò dễ nhận biết nhất của răng cửa chính là tạo ra vẻ đẹp cho nụ cười và khuôn mặt bởi khi cười lộ hàm răng thì chắc chắn những chiếc răng này sẽ được nhìn thấy đầu tiên. Do đó, chăm sóc tốt cho răng cửa là rất cần thiết để bạn luôn sở hữu nụ cười tự tin và rạng rỡ.
- Khả năng phát âm của mỗi người được quyết định phần lớn bởi sự tồn tại của răng cửa, chúng sẽ giúp chặn luồng hơi ra ngoài để chúng ta phát âm chuẩn xác hơn. Khi răng cửa bị mẻ hay bị mất răng sẽ làm giảm sự tương quan giữa các thành phần răng, môi và lưỡi. Trong khi đó có rất nhiều âm trong tiếng Việt hay tiếng Anh đòi hỏi sự tiếp tiếp giữa lưỡi và răng cửa mới có thể phát âm chuẩn. Vậy nên, nếu có khiếm khuyết ở chiếc răng này thì sẽ rất khó để phát âm chuẩn được.
3. Một số bệnh lý thường gặp ở răng cửa và cách điều trị
3.1 Răng bị sâu, viêm tủy
Bệnh lý sâu răng xảy ra rất phổ biến ở hầu hết các răng trên cung hàm. Khi đó răng sẽ xuất hiện các lỗ sâu màu nâu đen, nghiêm trọng hơn nữa là răng bị ăn mòn phần lớn men răng và gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt do viêm nhiễm vùng tủy. Lúc này sẽ phải tiến hành loại bỏ ổ răng sâu, điều trị viêm tủy sau đó phục hình răng sâu để tránh tái phát bệnh lý.
3.2 Răng cửa bị chấn thương, gãy vỡ
Do nằm ở vị trí phía ngoài trên cung hàm nên nếu tác động lực quá mạnh hoặc bị va đập sẽ khiến vùng răng cửa bị tổn thương và dễ bị sứt mẻ. Tùy vào mức độ mẻ răng mà bác sĩ khắc phục lại hình dáng của răng bằng biện pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.
3.3 Răng cửa bị thưa
Tình trạng răng thưa chủ yếu là ở nhóm răng trước, răng thưa mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nhưng lại làm giảm thẩm mỹ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này thì bạn có thể thực hiện một trong hai phương pháp bọc răng sứ phục hình hoặc niềng răng thẩm mỹ.
Xem thêm:
Răng số 3 là răng nào? Mối nguy hại từ việc mất răng số 3 gây ra
Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì? Cần làm gì sau nhổ?
3.4 Răng cửa hô vẩu
Răng hô vẩu toàn hàm hay chỉ ở vị trí răng cửa đề là vấn đề khiến nhiều người lo ngại bởi nó gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thậm chí gây sai lệch khớp cắn. Đối với các trường hợp răng hô vẩu nhẹ thì có thể điều trị bằng phương pháp bọc sứ hoặc niềng răng, nhưng với răng hô vẩu phức tạp thì buộc phải tiến hành niềng răng hô thì mới chấm dứt được tình trạng này.
Tóm lại, bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm đều nắm giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần của con người. Vậy nên, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là cực kỳ cần thiết để giúp răng khỏe mạnh lâu dài, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm có nguy cơ gây mất răng.
Nếu chẳng may gặp phải vấn đề về răng miệng thì đừng chủ quan mà hãy tìm ngay cho mình giải pháp điều trị kịp thời. Tốt nhất là nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương án điều trị tối ưu nhất.
Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ – nha khoa uy tín tại Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng:
- Phòng khám Nha khoa Trẻ 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa