Răng cửa của bé bị thưa: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
Răng cửa của bé bị thưa là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 33 tháng tuổi. Tình trạng này khiến nhiều bố mẹ lo lắng và tìm kiếm giải pháp để khắc phục.
Răng cửa của bé bị thưa là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 33 tháng tuổi. Tình trạng này khiến nhiều bố mẹ lo lắng và tìm kiếm giải pháp để khắc phục. Vậy răng trẻ bị thưa có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng cửa của bé bị thưa là thế nào?
Thực tế, gần như trẻ nào cũng gặp phải tình trạng răng thưa ở giai đoạn mọc răng sữa. Bởi lúc này, răng sữa ít men răng, mô răng khá mỏng và bề mặt của răng nhỏ nên răng thưa là hoàn toàn bình thường.
Những chiếc răng sữa cũng có chức năng hỗ trợ việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên chúng sẽ dần rụng đi và được thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân nào khiến răng bé mọc thưa?
Bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi lên 6 tháng tuổi và đến khoảng 33 tháng tuổi thì hoàn tất hàm răng sữa. Lúc này bố mẹ có thể phát hiện răng cửa của trẻ bị thưa hoặc toàn hàm và điều này không đáng lo ngại.
Đến thời điểm mọc răng vĩnh viễn, tức là độ tuổi 6-12 tuổi thì những chiếc răng sữa sẽ hoàn toàn được thay thế. Răng vĩnh viễn mọc lên sẽ lấp kín chỗ trên cung hàm và giúp các răng sát khít và đều đẹp với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp răng vĩnh viễn của trẻ mọc thưa và nguyên nhân chủ yếu là do:
- Răng cửa của bé bị thưa do di truyền từ cha mẹ hoặc các thế hệ trước.
- Kích thước răng vĩnh viễn quá nhỏ trong khi cung hàm quá lớn.
- Thiếu mầm răng bẩm sinh hoặc răng mọc ngầm gây thiếu răng.
- Dây nối lưỡi phát triển quá mức tạo ra khoảng trống cho 2 răng cửa hàm dưới, từ đó khiến răng cửa của bé bị thưa.
3. Ảnh hưởng của răng thưa ở trẻ em
Răng cửa của bé bị thưa nếu là răng sữa thì bố mẹ chưa cần can thiệp gì mà chỉ cần chú trọng đến chế độ chăm sóc răng miệng và theo dõi quá trình thay răng của trẻ. Nhưng nếu là răng vĩnh viễn bị thưa thì cần chỉnh răng sớm để hạn chế tối đa nguy cơ cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là những tác hại nếu răng cửa của bé bị thưa mà bố mẹ cần lưu ý.
- Răng thưa tạo thành khe giắt thức ăn ở giữa kẽ răng, đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,…
- Răng cửa chính là răng “mặt tiền”, do đó khi răng cửa bị thưa sẽ làm giảm thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến nhiều người thiếu đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
- Răng thưa nhiều sẽ làm mất đi sự liên kết giữa các răng, điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến năng ăn nhai và sức khỏe hàm răng đề lâu dài.
4. Làm thế nào để răng vĩnh viễn của bé mọc lên đều đẹp?
Để không gặp phải các vấn đề răng miệng sau này thì ngay từ giai đoạn trẻ thay răng sữa, bố mẹ cần chú trọng để hàm răng của con mọc lên đều đẹp, không gặp phải các tình trạng răng thưa hay răng hô, chen chúc.
Khi đó, những nguyên tắc mà bố mẹ cần áp dụng bao gồm:
- Nếu đến thời điểm thay răng đã xuất hiện mầm răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa rụng thì cần chủ động nhổ răng sữa đi để tạo khoảng trống mọc răng.
- Theo dõi và nhổ răng sữa cho con đúng thời điểm, tránh tình trạng răng mọc lẫy, mọc chen chúc răng vĩnh viễn và răng sữa.
- Chỉ nhổ răng sữa khi chúng có dấu hiệu lung lay, nếu tự ý nhổ răng sữa sớm sẽ làm sai thời điểm rụng răng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
- Tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ, hạn chế các bệnh lý sâu răng gây mất răng sữa sớm.
- Từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, chống cằm, ngậm ti giả,… là nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi mọc răng lệch, sai khớp cắn.
Xem thêm: Trẻ bị lệch khớp cắn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
5. Răng cửa của bé bị thưa khắc phục như thế nào?
Răng cửa của bé bị thưa đối với các răng vĩnh viễn thì cần phải được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Phương pháp điều trị hiệu quả lúc này là niềng răng để nắn chỉnh của trẻ sao cho sát khít, đều đẹp với nhau. Đây là phương pháp không xâm lấn và kết quả có thể duy trì vĩnh viễn nên được khuyến khích thực hiện hơn cả so với trám răng hay bọc răng sứ.
Niềng răng cho trẻ em có thể thực hiện ngay khi trẻ thay răng sữa, mục đích lúc này là định hướng răng mọc đúng hướng và can thiệp vào sự phát triển của xương hàm. Trường hợp niềng răng muộn hơn ở độ tuổi 12 – 16 tuổi thì xương hàm đã phát triển ổn định nên niềng răng có tác dụng nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc.
Răng cửa của bé bị thưa nếu được can thiệp sớm thì sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, niềng răng nhanh chóng chỉ mất khoảng 1 năm là có thể tháo niềng, khi đó sẽ khắc phục được các tình trạng răng thưa, lệch lạc, khớp cắn ngược ở trẻ em. Tăng khả năng đạt khớp cắn lý tưởng và giúp ngăn ngừa nguy cơ phải phẫu thuật hàm sau này.
Khi niềng răng cho con thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn. Răng cửa trẻ rất nhạy cảm, mọi can thiệp đều phải kiểm soát tốt, do đó niềng răng phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao để không làm tổn thương hay khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý về sau.
Nha khoa Trẻ là một trong số ít địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, đồng thời ứng dụng hệ thống trang thiết bị chỉnh nha hiện đại. Bác sĩ đã thực hiện hàng trăm ca niềng răng thành công và mang đến nụ cười tự tin, rạng rỡ nhất cho trẻ. Vậy nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn nha khoa để chỉnh nha cho con yêu.
Để được thăm khám và tư vấn miễn phí bởi bác sĩ chuyên khoa thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.