Hãy bỏ túi ngay những thói quen tốt cho răng miệng
Răng miệng bạn có đang gặp vấn đề? Bạn đang tìm hiểu những cách đẩy lùi các bệnh lý răng miệng? Hãy theo dõi và bỏ túi ngay những thói quen tốt cho răng miệng dưới đây nhé.
Chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách là thói quen tốt cho răng miệng ngăn ngừa các vấn đề gây hại và mùi hôi miệng khó chịu. Chúng đem lại hiệu quả bất ngờ, giúp răng miệng bạn luôn khỏe mạnh. Hãy bỏ túi và thực hiện ngay những thói quen tốt dưới đây nhé. Đây là những thói quen rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của bạn.
1. Chế độ ăn cân đối, hợp lý
Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Nếu bạn cân đối được chế độ ăn thì đó quả thực là một thói quen tốt cho răng miệng.
Hầu hết các loại thức ăn đều chứa một lượng đường ít nhiều. Trong đó, trái cây và rau củ chứa đường tự nhiên. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng mà ai cũng biết. Nhưng còn rất nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể gây ảnh hưởng xấu tới răng. Việc thường xuyên uống các đồ uống có đường như soda, nước trái cây, nước thể thao hay nước có hương liệu sẽ tạo môi trường gây sâu răng vì răng sẽ bị Acids tấn công.
Tất cả loại thức ăn và đồ uống có nhiều đường đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng, đặc biệt là khi chúng ta ăn vô tội vạ, không biết suy nghĩ. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ sâu răng bằng cách hạn chế các thực phẩm nhiều đường. Thường xuyên chú ý tới chế độ ăn uống là một thói quen tốt cho răng miệng, giúp giảm bớt nguy cơ bị sâu răng.
Ngoài ra, nên ăn đồ ngọt trong bữa ăn chính hơn là ăn vặt bởi nước bọt được tiết ra nhiều hơn trong bữa ăn chính so với khi ăn vặt. Nó có tác dụng giúp giảm các loại Acid gây sâu răng và tráng sạch các hạt thức ăn nhỏ trong miệng.
Việc nhai kẹo cao su cũng giúp kích thích tiết nước bọt, tăng thêm Canxi và Photphat trong nước bọt để giúp củng cố men răng. Đặc biệt, nhai kẹo cao su không đường trong vòng 20 phút sau bữa ăn giúp phòng chống sâu răng, tạo nên thói quen tốt cho răng miệng.
Chúng ta nên lập một chế độ ăn cân đối. Chọn rau quả có màu xanh lục đậm và màu vàng cam, thức ăn làm từ các loại ngũ cốc còn nguyên cám, bánh mì làm từ hạt bột mì nguyên hạt, gạo nâu hay bột yến mạch. Hay các sản phẩm từ sữa như sữa chua ít béo, pho-mát ít béo và các loại đậu, thịt như thịt gà, cá hay thịt bò nạc.
Hơn nữa, hãy chọn dầu ăn hay tinh dầu từ các loại hạt và một số loài cá. Tất cả góp phần tạo nên thói quen tốt cho răng miệng, giúp răng miệng luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Nhai một bên hàm lệch mặt
2. Dùng chỉ nha khoa – thói quen tốt cho răng miệng
Chỉ nha khoa có tác dụng hỗ trợ làm sạch răng, mà đảm bảo vệ sinh an toàn, được nhiều nha sĩ khuyên dùng. Việc dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ tối đa mảng bám nằm sâu bên trong kẽ răng.
Thay vì dùng tăm xỉa răng – thói quen xấu cho răng miệng dễ gây hại nướu, làm thưa răng và khó lấy hết mảng bám, bạn hãy chuyển sang một thói quen tốt cho răng miệng đó là dùng chỉ nha khoa. Thay đổi thói quen đơn giản này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do mảng bám tích tụ.
3. Làm sạch lưỡi khi đánh răng
Nhiều người thường bỏ qua việc làm sạch lưỡi mỗi khi đánh răng vệ sinh răng miệng, khiến mảng bám không được loại bỏ. Khi đó, vi khuẩn tích tụ trên lưỡi sẽ phát triển trong khoang miệng và tấn công răng miệng gây ra các bệnh lí nguy hiểm. Hãy tạo cho mình thói quen tốt cho răng miệng bằng cách làm sạch lưỡi mỗi khi đánh răng.
Dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng rất dễ tìm dễ mua mà không tốn kém chi phí. Bạn có thể tìm mua tại các cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc uy tín.
4. Chải răng đúng cách
Không phải cứ chải mạnh và lâu thì mới giúp làm sạch răng. Thói quen trên đã vô tình gây hại cho men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Chải răng đúng cách là thói quen tốt cho răng miệng sẽ giúp bảo vệ và chăm sóc răng hiệu quả.
Để làm sạch răng đúng cách, bạn nên chải nhẹ nhàng với chuyển động vòng tròn và bàn chải lông mềm mại. Thực hiện thao tác trên trong khoảng 2 phút, không nên chải quá lâu. Chải răng 2 lần/ngày kết hợp vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa sẽ rất hiệu quả, sức khỏe răng miệng bạn sẽ vô cùng hoàn hảo.
Hơn nữa, để đảm bảo an toàn, bạn nên đến nha khoa định kỳ để được kiểm tra răng miệng toàn diện và vệ sinh răng miệng chu đáo, điều trị kịp thời nếu như có bệnh lý răng miệng.
5. Thường xuyên thay bàn chải đánh răng mới
Bàn chải là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với răng miệng, có tác dụng làm sạch, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, việc dùng bàn chải quá cũ có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề khác cho răng và chứng hôi miệng. Bàn chải dùng lâu ngày làm gia tăng vi khuẩn tích tụ, gây bệnh gây hại răng miệng.
Ngoài ra, chúng còn bị hỏng phần đầu lông, khiến mảng bám tích tụ trên răng không được loại bỏ hiệu quả.
Để không gặp phải những tác hại trên, hãy tạo thói quen tốt cho răng miệng, chú ý thay mới bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng. Lựa chọn bàn chải có đầu lông mảnh và độ mềm phù hợp với cảm giác từng người giúp làm sạch răng tốt hơn.
6. Súc miệng hàng ngày
Đánh răng thường xuyên thôi không đủ để làm sạch hết vi khuẩn trong khoang miệng. Do mảng bám thức ăn có thể tồn tại ở các vị trí khác như lưỡi, nướu nên việc súc miệng sẽ là thói quen tốt cho răng miệng, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại tối đa. Do đó, bạn hãy kết hợp việc đánh răng đúng cách, thay bàn chải thường xuyên kèm với thói quen súc miệng hàng ngày. Bạn có thể tự pha nước muối súc miệng hoặc sử dụng nước muối sinh lý.
Xem thêm: Nhai bị đau quai hàm
Tóm lại, bài viết này đã cung cấp cho bạn những thói quen tốt cho răng miệng. Hãy bỏ túi và áp dụng ngay để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn luôn toàn diện. Đặc biệt, nên đến Nha khoa Trẻ để được thăm khám răng định kì, vệ sinh răng miệng đúng cách và phát hiện chữa trị kịp thời nếu bạn mắc các bệnh lý răng miệng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa