Nhổ răng khôn có gây hại gì không? Cần lưu ý gì?
Nhổ răng khôn là chỉ định quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng và toàn thân của con người. Đặc biệt là trong các trường hợp răng khôn mọc ngang, mọc lệch có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Nhưng liệu nhổ răng khôn có gây hại gì không, có tác động đến dây thần kinh hàm mặt không? Đây là điều mà không ít người lo lắng khi thực hiện thủ thuật này, hãy cùng gỡ bỏ thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng khôn mọc ở đâu? Mọc khi nào?
Răng khôn là chiếc răng hàm lớn thứ 3 trên cung hàm, là răng số 8. Chiếc răng này mọc lên ở vị trí cuối cùng trên cung hàm vào độ tuổi 17 – 25 tuổi. Khác với những chiếc răng hàm quan trọng khác như răng số 6, số 7 thì răng khôn số 8 không đảm nhận chức năng gì rõ ràng mà còn gây ra nhiều phiền toái.
Một người trưởng thành có tới 32 chiếc răng trên 2 hàm bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm và 4 răng khôn. Tuy nhiên, số lượng răng khôn mọc lên ở mỗi người là khác nhau, tối đa là 4 chiếc răng khôn nhưng cũng có thể chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc hoặc thậm chí không mọc chiếc răng nào.
Các răng khôn số 8 mọc lên cũng có nhiều xu hướng phát triển khác nhau, có thể mọc thẳng, mọc ngược về phía xương hàm, mọc lệch, mọc đâm ngang sang răng kế cận. Một số trường hợp răng khôn nhú lên khỏi lợi được 1 phần thì kẹt lại và ngừng mọc vĩnh viễn. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ cần chỉ định nhổ răng và áp dụng các thủ thuật hỗ trợ khác để loại bỏ triệt để các vấn đề liên quan đến răng khôn.
2. Tại sao cần phải nhổ răng khôn?
Hầu hết các trường hợp bác sĩ đều chỉ định nhổ răng khôn. Đây là chỉ định bắt buộc khi răng mọc lệch, mọc bất thường hoặc đã gây ra biến chứng. Việc nhổ răng khôn kịp thời để ngăn ngừa được nhiều nguy cơ do mọc răng khôn gây ra.
Những biến chứng mọc răng khôn có thể gặp phải như sau:
- Sâu răng, viêm lợi do vị trí răng khôn mọc cuối cùng trên hàm nên khó vệ sinh, dễ đọng thức ăn và mảng bám.
- Viêm lợi trùm răng khôn thường xuất hiện khi răng khôn mọc lệch. Lợi bị trùm lên sẽ dễ làm dắt thức ăn, khó vệ sinh, nếu kéo dài dễ gây nhiễm trùng.
- Răng khôn đẩy hàm khiến hàm răng bị xô lệch.
- Nếu răng khôn đâm ngang vào răng số 7 sẽ làm hỏng răng, răng lung lay và tiêu xương.
- Có thể hình thành u nang xương hàm sau khi bị nhiễm trùng, nang thân răng, K xương hàm,… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tiêu xương hàm, tăng nguy cơ gãy xương hàm.
- Nếu răng khôn mọc lệch và ngầm gây chèn ép dây thần kinh sẽ dẫn tới dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng bị giảm hoặc hoặc có cảm giác. Có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau 1 bên mặt, phù hoặc đỏ quanh ổ mắt.
Dù chưa làm rõ nhổ răng khôn có gây hại gì không nhưng tầm quan trọng của việc nhổ răng khôn thì không thể phủ định. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì cần thực hiện nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.
3. Nhổ răng khôn có gây hại gì đến sức khỏe không?
Có không ít đồn đoán về nhổ răng khôn có gây hại cho con người, gây ảnh hưởng đến thần kinh, suy giảm trí nhớ,… Nhưng trên thực tế thì điều này là không chính xác bởi việc nhổ răng khôn số 8 là kỹ thuật không quá phức tạp như các phẫu thuật khác trên cơ thể. Nhổ răng khôn đảm bảo an toàn, không gây bất cứ nguy hiểm nào nếu thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp biến chứng do nhổ răng khôn sai kỹ thuật bao gồm:
- Nhiễm trùng sau nhổ răng khôn có dụng cụ, thiết bị và phòng khám không được khử trùng đúng tiêu chuẩn.
- Chảy máu kéo dài xảy ra ở người mắc chứng rối loạn đông máu. Hoặc nguyên nhân là do người bệnh hút thuốc, uống rượu thường xuyên sau khi nhổ răng.
- Dây thần kinh bị tổn thương khiến vùng lưỡi, cằm, nướu bị tê, ngứa râm ran.
- Viêm ổ răng do không hình thành cục máu đông sau nhổ răng. Khi đó các mô, dây thần kinh hoặc xương cơ không được bảo vệ gây đau nhức dai dẳng.
Như vậy, nhổ răng khôn có gây hại gì hay không phụ thuộc vào quy trình điều trị tại nha khoa. Bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để được nhổ răng khôn an toàn, không gây hại cho sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Xem thêm: 17 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Cần khắc phục như thế nào?
Nhổ răng khôn nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành thương
[Tổng hợp] Kinh nghiệm nhổ răng khôn số 8 an toàn, không đau nhức
4. Những lưu ý giúp nhổ răng khôn an toàn, không gây hại cho sức khỏe
Cùng với một địa chỉ nhổ răng khôn tốt thì người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về quá trình chăm sóc, phục hồi sau nhổ răng khôn. Những vấn đề mà bác sĩ sẽ lưu ý với bệnh nhân bao gồm:
- Nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục vết thương, tránh các hoạt động mạnh.
- Không hút thuốc lá sau phẫu thuật vài ngày, kiêng rượu bia, chất kích thích.
- Kiểm soát tình trạng chảy máu sau nhổ răng, cắn chặt miếng gạc để cầm máu.
- Thực hiện các biện pháp giảm sưng đau theo chỉ dẫn của bác sĩ như chườm lạnh, chườm nóng, uống thuốc giảm đau,…
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sau vài ngày nên súc miệng bằng nước sát khuẩn hoặc nước muối lý. Sau đó có thể đánh răng nhẹ nhàng, hạn chế tác động đến huyệt ổ răng.
- Chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn đồ mềm trong vài ngày đầu nhổ răng không. Sau khi vết thương ổn định thì có thể ăn uống bình thường nhưng hạn chế thức ăn vụn mắc kẹt trong ổ răng khôn.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp vấn đề “nhổ răng khôn có gây hại gì không”, hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần thăm khám, tư vấn và điều trị răng khôn thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa chúng tôi để được bác sĩ giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng.