Nội dung chính

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 07/08/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cảnh giác trước 7 dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn dưới đây để có giải pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn là giải pháp nha khoa cực kỳ quan trọng trong các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhổ răng khôn cũng an toàn mà có thể gặp phải một số rủi ro, đặc biệt là tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng này cần phải được xử lý kịp thời nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

1. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn 

Đầu tiên, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Nếu chẳng may nhận thấy bản thân gặp phải 1 trong 7 trình trạng dưới đây, hãy bình tĩnh và đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín. 

1.1 Chảy máu liên tục quá 48h

Thông thường khi thực hiện nhổ răng, nướu và mạch máu quanh khu vực nhổ sẽ gặp tổn thương. Tình trạng này không quá nguy hiểm khi chỉ từ 40 – 60 phút là sẽ đông lại và ngừng chảy. Nếu máu vẫn liên tục chảy kéo dài trong khoảng từ 24 – 48 tiếng sau nhổ, đây là tình huống khẩn cấp cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn có thể bị chảy máu lại nếu tác động vào vị trí này như chải răng, súc miệng quá mạnh, đẩy lưỡi,… Đây là nguyên nhân khách quan và có thể giảm thiểu các hoạt động trên để ngăn ngừa chảy máu.

1.2 Sưng má, sưng mặt nhiều giờ

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng khi nhổ răng số 8, xung quanh khu vực vết nhổ sẽ xảy ra tình trạng viêm, sưng tấy. Trên thực tế, nhổ răng xong bệnh nhân có thể bị viêm tấy nhẹ và vẫn có thể sinh hoạt được bình thường. Tình trạng này sẽ đáng báo động khi vết sưng to và kéo dài liên tục trong nhiều giờ.

1.3 Có mủ phát triển ở vị trí mới nhổ răng

Trong quá trình ăn uống, việc mắc thức ăn vào các kẽ hở và có mảng bám trong miệng là không thể tránh khỏi. Cùng với sự khó khăn trong vệ sinh răng miệng, vi khuẩn sẽ có môi trường rất thuận lợi để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nướu càng sưng to, xuất hiện mủ càng nhiều, gây ra tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng khôn

1.4 Sốt do nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

Sốt sau khi nhổ răng khôn không phải tình trạng quá hiếm gặp, đặc biệt với những cá nhân có cơ địa và sức đề kháng kém. Nếu trong quá trình nhổ chân răng không được lấy ra hết thì có thể bị sốt dai dẳng kéo dài cả tuần sau khi nhổ. Bạn không nên tự đợi bản thân hết sốt hay tự mua thuốc mà nên tái khám lại sớm nhất có thể.

1.5 Đau khi mở và đóng miệng

Hiện trạng đau nhức sau khi mở miệng có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy quá đau nhức, thậm chí là khó khăn trong việc mở miệng. Lúc này, bệnh nhân cần được kiểm tra xem vết mổ có chuyển biến nặng hay nghiêm trọng hơn không để kịp thời xử lý.

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng có triệu chứng đau nhức dai dẳng

1.6 Khó thở hoặc khó nuốt thức ăn

Khó nuốt, khó thở, tức ngực,… sau khi nhổ răng là dấu hiệu khớp nhai đã bị ảnh hưởng trong quá trình nhổ. Dị ứng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này ở người bệnh.

1.7 Bị tê buốt quá 1 tuần sau nhổ răng

Tê buốt khi nhổ răng khôn là một hiện tượng không quá nghiêm trọng. Tùy vào cơ địa mỗi cá nhân mà tình trạng này sẽ chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày nếu thực hiện chăm sóc đúng cách. Nếu tình trạng tê buốt kéo dài liên tục quá 1 tuần, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, đặc biệt là nhiễm trùng nướu. 

2. Vết khâu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng nguy hiểm như thế nào?

Răng khôn là chiếc răng không đảm nhận bất kỳ chức năng nào trên cung hàm, hơn thế nữa nó được coi là chiếc răng “phiền toái” bởi các vấn đề răng miệng là nó gây ra rất phức tạp. Bạn sẽ phải đến nha khoa để thực hiện thủ thuật nhổ răng khôn nhằm ngăn ngừa biến chứng không mong muốn do răng khôn mọc sai vị trí.

Chắc hẳn trước khi nhổ răng khôn có rất nhiều bạn lo lắng việc nhổ răng khôn có nguy hiểm không. Thực tế kỹ thuật nhổ răng khôn tương đối phức tạp, nếu xảy ra sai sót trong quá trình phẫu thuật hoặc trong thời gian hồi phục thì có thể dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng.

Mức độ nhiễm trùng ở huyệt ổ răng có thể lan rộng sang các tổ chức quanh răng, nếu vi khuẩn gây viêm đi vào các mạch máu sẽ gây ra nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Các trường hợp điều trị kịp thời khi mới có dấu hiệu nhiễm trùng thì hậu quả sẽ không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ xử lý tình trạng viêm nhiễm và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng để răng nướu nhanh chóng hồi phục.

Nhiễm trùng nếu được xử lý kịp thời sẽ không quá nguy hiểm

3. Nguyên nhân khiến nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Ăn uống sai cách sau nhổ răng có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyệt ổ răng

Xem thêm: 

Nhổ răng bị sót chân răng

Tình trạng ê buốt sau nhổ răng khôn khắc phục như thế nào?

4. Cách xử lý tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng khôn 

Việc gặp phải tình trạng này là điều không không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu bản thân không may mắn gặp phải, bạn hãy bình tĩnh và tham khảo ngay 3 cách dưới đây để xử lý vấn đề của bản thân.

4.1 Uống thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định

Khi phát hiện nhiễm trùng khi nhổ răng khôn và thăm khám bác sĩ, bạn sẽ được kê các loại thuốc kháng viêm hay giảm đau có thể sử dụng. Nếu bản thân bị dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần thuốc nào, bệnh nhân cần thông báo ngay.Tuyệt đối tránh mua hay sử dụng thuốc không theo đơn có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm trùng và viêm xương tủy nặng, thời gian điều trị và sử dụng kháng sinh sẽ kéo dài hơn. Trong thời gian này, bạn vẫn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng để tình trạng này không bị nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn.

4.2 Chườm lạnh, chườm nóng

Sử dụng đá lạnh bọc trong khăn màn hay sử dụng túi chườm sẽ cải thiện tình trạng đau nhức đáng kể cho bệnh nhân. Nhiệt độ sẽ làm cho các mao mạch co lại đồng thời giảm thiểu tình trạng chảy máu ở răng. Sau đó 2 ngày, bạn có thể tiến hành chườm nóng. Hai phương pháp này được đánh giá rất tốt và nhiều người tin dùng.

4.3 Nạo ổ nhiễm trùng

Nếu tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn nghiêm trọng và có mủ, bác sĩ sẽ yêu cầu gây tê và nạo sạch. Ổ nhiễm trùng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được khuyến cáo kết hợp thêm thuốc kháng sinh để nhanh chóng hồi phục.

5. Cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng 

Chắc hẳn bạn đọc cũng có phần lo lắng khi theo dõi các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nếu tuân thủ 5 khuyến cáo dưới đây đến từ Nha khoa Trẻ.

5.1 Lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn đọc có được một trải nghiệm nhổ răng khôn an toàn và hạn chế viêm nhiễm. Với đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bạn hoàn toàn yên tâm xử lý chiếc răng số 8 đang gây khó chịu cho mình. 

Bạn có thể tìm hiểu địa chỉ uy tín qua phản hồi khách hàng hay qua Internet. Tiêu biểu như tại Nha khoa Trẻ, chúng tôi tự hào khi đã giúp hàng ngàn khách hàng xử lý những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Từ những trường hợp đơn giản đến phức tạp như nhổ 4 chiếc cùng lúc đều đảm bảo an toàn.



5.2 Chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi nhổ răng, một chế độ ăn uống phù hợp sẽ là chìa khóa giúp vết nhổ mau lành và hạn chế viêm nhiễm. Sau khi thực hiện nhổ, ưu tiên hàng đầu là sử dụng các loại thực phẩm dễ nuốt, dễ vệ sinh như cháo, súp,… Sau khi vết mổ đã ổn định, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn. 

Đặc biệt lưu ý trong 1 tuần đầu sau khi nhổ răng, bạn không nên sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, chua hay quá lạnh. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục của vết nhổ. Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn không nên sử dụng.

5.3 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm 2 lần/ngày vẫn cần được đảm bảo mặc dù lúc này bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức. Bạn nên nhớ tuyệt đối không chạm, chải hay tác động mạnh vào vết nhổ. Bên cạnh đó, hãy kết hợp thêm nước muối, nước súc miệng,… để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Như vậy, trên đây nhakhoatre.com đã chia sẻ cho bạn các vấn đề xoay quanh việc nhổ răng khôn bị nhiễm trùng và các biện pháp khắc phục. Lời khuyên dành cho bạn là ngay từ đầu hãy lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với cơ sở vật chất hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến và đặc biệt là các bác sĩ điều trị giỏi để nhổ răng khôn an toàn, không biến chứng.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang