Nội dung chính

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Chi phí bao nhiêu?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 03/07/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng bị chất tủy hay răng đã lấy tủy đề hướng đến giải pháp bảo tồn răng, tuy nhiên vẫn có trường hợp phải nhổ răng. Vậy nhổ răng đã lấy tủy có đau không?

Các trường hợp được chỉ định lấy tủy răng thường là khi răng bị sứt mẻ, răng sâu,… khiến tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử. Khi đó bác sĩ sẽ hướng đến phương pháp bảo tồn răng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp phải nhổ răng đã lấy tủy. Vậy khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy? Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Chi phí bao nhiêu?

1. Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng, loại bỏ phần mô tủy đã chết, bị viêm hoặc hoại tử. Sau khi đã làm sạch các dịch tủy, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ ống tủy rồi tiến hành trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để bảo vệ các mô răng còn khỏe mạnh.  

Tủy răng có vai trò cực kỳ quan trọng, là nguồn sống để nuôi dưỡng răng. Do đó, răng sau khi đã bị lấy tủy sẽ không còn khỏe mạnh như trước, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. 

2. Khi nào cần nhổ răng đã điều trị tủy?

Đối với những chiếc răng đã lấy tủy hay răng chết tủy thì việc bảo tồn răng thật vẫn được ưu tiên hàng đầu. Đây là nguyên tắc cơ bản trong nha khoa và đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của mỗi khách hàng.

Răng sau khi đã lấy tủy thì hầu như không còn chức năng gì, răng đã mất đi nguồn sống nên sẽ dần yếu đi, dễ gãy nứt nên chỉ có thể tồn tại được khoảng 1 năm.

Thông thường với răng đã chữa tủy, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ để tăng tuổi thọ cho răng cũng như khôi phục chức năng ăn nhai cho răng. Các trường hợp này không nên nhổ răng mà cần bảo tồn để tránh các biến chứng về sau do mất răng gây ra.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần chủ động nhổ răng đã lấy tủy để bảo vệ nướu lợi và các tổ chức quanh răng. Cụ thể bao gồm:

Nhổ răng đã lấy tủy khi xuất hiện áp xe răng, viêm chóp răng

2. Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?

Tủy răng được coi là nguồn sống của răng bởi nó chứa rất nhiều mạch máu, dây thần kinh. Do đó, nếu tủy răng chết cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt sự sống của răng, các chức năng ăn nhai của răng cũng không còn.

Nhưng điều này không có nghĩa là việc nhổ răng đã lấy tủy sẽ không gây đau nhức bởi thực tế răng vẫn nằm trên nướu và trong xương hàm. Khi tiến hành nhổ răng vẫn sẽ tác động ít nhiều đến các tổ chức quanh răng và bạn vẫn sẽ có cảm thấy đau nhức ít nhiều.

Bên cạnh đó, việc nhổ răng đã lấy tủy có đau không còn được quyết định bởi nha khoa mà bạn điều trị. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và ứng dụng thiết bị hiện đại thì sẽ hạn chế tối đa đau nhức khi nhổ răng. Đồng thời, trong quá trình nhổ răng thì bạn cũng sẽ được gây tê ở vị trí cần tác động và bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức gì.

Các trường hợp được nhổ răng đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng thì sẽ hạn chế được tối đa sang chấn và cảm giác đau nhức sau nhổ răng là không đáng kể. Sau nhổ răng đã lấy tủy bạn cũng cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng để cảm giác đau nhức nhanh chấm dứt và sức khỏe răng miệng cũng được hồi phục tốt hơn.

Xem thêm:

Răng cấm nhổ được không? Các phương pháp phục hình răng cấm

Nhổ răng cửa có nguy hiểm không?

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

4. Chi phí nhổ răng đã lấy tủy

Nhổ răng đã lấy tủy hoặc răng sâu sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với răng khôn số 8. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo nhổ răng đúng quy trình với dụng cụ chuyên dụng, đáp ứng vô trùng. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng an toàn và có mức giá hợp lý. 

Chi phí nhổ răng chữa tủy tại Nha khoa Trẻ dao động từ 500.000 – 1.000.000 tùy thuộc vào vị trí chiếc răng cần nhổ bỏ. 

Vị trí

Đơn vị

Giá nhổ răng (VNĐ)

Nhổ răng cửa

1 răng

500.000

Nhổ răng hàm nhỏ

1 răng

700.000

Nhổ răng hàm lớn

1 răng

1.000.000

6. Những lưu ý sau khi nhổ răng đã chết tủy

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định bởi chế độ chăm sóc răng miệng của bạn. Khi đó bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Chế độ ăn uống sau nhổ răng

Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng

Thông thường, sau khi nhổ răng đã lấy tủy từ 1-2 tuần thì vết nhổ sẽ lành lại và bạn có thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp vết nhổ lâu lành, thậm chí chảy máu liên tục trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây là biểu hiện bất thường mà cần đặc biệt cảnh giác, hãy đến nha khoa ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn.

6. Cấy ghép Implant – phục hình sau nhổ răng chữa tủy

Sau khi nhổ răng sâu, răng đã lấy tủy bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nên trồng răng phục hình để ngăn chặn những biến chứng mất răng. Một số hệ lụy sau nhổ răng bao gồm: suy giảm ăn nhai, mất thẩm mỹ khuôn mặt, tiêu xương hàm, hóp má, lão hóa sớm,…

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình tốt nhất tại thời điểm hiện tại giúp khắc phục toàn bộ những vấn đề ở trên. Trồng Implant bằng cách sử dụng một chiếc trụ răng có hình dáng như “ốc vít” làm bằng titanium để cấy trực tiếp vào xương hàm.

Trụ Titanium tương thích sinh học với xương hàm và có nhiệm vụ như chân răng thật. Trụ răng nâng đỡ mão răng sứ bên trên hoặc cầu răng để phục hình toàn diện cho răng đã mất. 

Kỹ thuật trồng răng này được tin tưởng và được chuyên gia đánh giá cao bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng.

Khách hàng tin tưởng và lựa chọn cấy ghép Implant

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết về vấn đề “nhổ răng đã lấy tủy răng có đau không”. Hy vọng những thông tin này là hữu ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác đến răng miệng thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ được để được tư vấn chi tiết.  

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Danh mục cẩm nang