NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhai một bên hàm: thói quen hàng ngày để lại hậu quả khôn lường

Nhai một bên hàm là một thói quen nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người gặp vấn đề về một bên hàm bao gồm sâu răng hàm, mất răng, răng sứt mẻ,…

Nhai một bên hàm là một thói quen nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người gặp vấn đề về một bên hàm bao gồm sâu răng hàm, mất răng, răng sứt mẻ,… Thói quen này ban đầu thường không được chú ý tới nhưng về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng và tác động đến cấu trúc khuôn mặt. 

Nhai một bên hàm thường xuyên gây ra nhiều vấn đề răng miệng

1. Hậu quả khôn lường từ việc nhai một bên hàm

Nhai một bên hàm hay nhai lệch hàm là thói quen rất xấu, nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí là sức khỏe toàn thân. Cụ thể là:

1.1 Nhai 1 bên hàm bị lệch cơ hàm, lệch mặt

Nhai lệch hàm bên trái hoặc bên phải trong một thời gian dài thì cơ hàm bên còn lại sẽ co rút lại do ít vận động. Từ đó sẽ làm cho gương mặt bị biến dạng, bên to bên nhỏ mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

1.2 Mài mòn răng gấp đôi

Khi hoạt động ăn nhai một bên hàm sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với các răng ăn nhai ở hàm đó, răng sẽ dần yếu đi và bị bào mòn gấp đôi bình thường. Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy sẽ xuất hiện nhiều hơn.

1.3 Hệ thống tiêu hóa bị suy yếu

Việc nhai một bên hàm thường xuyên sẽ khiến thức ăn không được nghiến nát kỹ lưỡng trước khi đi xuống dạ dày. Khi đó, hệ thống tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, lâu ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa yếu đi và gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột.

1.4 Tổn thương khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm liên quan trực tiếp đến các hoạt động khớp cắn như há, ngậm miệng, ăn nhai,… Do đó, nếu nhai một bên hàm quá lâu sẽ làm khớp thái dương mòn dần, không đều ở hai bên. Dẫn tới tình trạng sai khớp cắn, khớp thái dương bị rối loạn, nhai bị đau hàm, nghiêm trọng có thể khiến người bệnh không đóng, mở miệng một cách bình thường.

Nhai lệch hàm gây lệch mặt, rối loạn khớp thái dương

Chính vì những biến chứng ở trên, mà bác sĩ luôn khuyến cáo nhai cả hai bên hàm để phối hợp nhịp nhàng trong việc ăn nhai thức ăn, giúp hai hàm phát triển cân đối và ngăn ngừa được nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhai lệch 1 bên hàm

Nhai một bên hàm là thói quen hình thành ở những người gặp phải các vấn đề răng miệng như tình thiếu răng, đau răng hay các bệnh lý răng miệng khác.

Khuyết thiếu răng

Nếu một bên hàm chăng may bị mất răng tạo thành khoảng trống trên cung hàm thì cơ thể sẽ dần hình thói nhai một bên hàm còn lại.

Đau răng

Tình trạng đau răng sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ đau đớn khi bị kích thích bởi bất cứ một tác động bên ngoài nào. Do đó, để tránh cảm giác đau nhức thì xu hướng ăn nhai sẽ là tránh bên hàm đó và nhai ở bên hàm còn lại.

Bệnh răng miệng

Các bệnh thường gặp như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu xuất hiện ở một bên hàm cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức và bạn cũng sẽ chuyển sang nhai ở hàm còn lại.

Nhai lệch hàm là thói quen thường xuất hiện ở những người thiếu răng nhai

Đối với các trường hợp với nhai lệch bên hàm do những nguyên nhân bệnh lý tạm thời thì bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh để tình trạng ăn nhai trở lại bình thường.

Xem thêm: Tật đẩy lưỡi là gì?

3. Cách khắc phục tình trạng lệch hàm do nhai 1 bên

Tình trạng nhai một bên hàm nếu đã xảy ra biến chứng lệch hàm thì bạn cần đến nha khoa thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành và mức độ lệch hàm bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu hàm lệch do thói quen nhai một bên hàm kéo dài từ lúc nhỏ thì bạn cần điều chỉnh lại thói quen ăn nhai của mình, cần nhai đúng cách, nhai hai hàm để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Kết hợp với các bài tập massage mặt để cải thiện cơ mặt tại nhà hiệu quả.

Đối với các trường hợp lệch mặt do các vấn đề răng miệng thì sẽ phải can thiệp biện pháp nha khoa để chấm dứt tình trạng nhai một bên hàm. Răng sâu hay viêm tủy, viêm lợi sẽ cần điều trị triệt để bệnh lý, từ đó răng khỏe mạnh trở lại không còn đau nhức và bạn sẽ ăn nhai thoải mái cả hai bên hàm.

Trường hợp thiếu răng sẽ cần trồng răng phục hình. Điều này không chỉ ngăn ngừa biến chứng lệch mặt do nhai một bên hàm mà còn phòng ngừa các biến chứng khác do mất răng như tiêu xương hàm, biến dạng khuôn mặt, lão hóa sớm,…

Phục hình răng thẩm mỹ để ngăn ngừa các biến chứng do mất răng

Như vậy, nhai một bên hàm hay nhai lệch mặt là một thói quen xấu cần bỏ ngay lập tức, bạn hãy điều chỉnh để nhai cả hai hàm đảm bảo chức năng ăn nhai toàn hàm và sức khỏe răng miệng. Nếu cần tư vấn trực tiếp về các vấn đề răng miệng thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ, các bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng cho bạn.

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.