Nội dung chính

Mọc răng ở trẻ em – 5 vấn đề mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 11/03/2023, Cập nhật lần cuối: 02/11/2024

Đến giai đoạn mọc răng ở trẻ sẽ có nhiều thay đổi khiến bé luôn cáu gắt, quấy khóc, thậm chí là chán ăn Do đó, bố mẹ nên lưu ý trước những vấn đề dưới đây để quá trình mọc răng ở trẻ em diễn ra thuận lợi nhất.

Đến giai đoạn trẻ mọc răng sẽ có nhiều thay đổi khiến bé luôn cáu gắt, quấy khóc, thậm chí là chán ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ và tinh thần của bố mẹ. Chính vì vậy, bố mẹ nên lưu ý trước những vấn đề dưới đây để quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra thuận lợi nhất.

Mọc răng ở trẻ em – 5 vấn đề mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

1. Quá trình mọc răng ở trẻ

Trẻ mấy tháng mọc răng thường diễn ra vào thời điểm trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa sẽ lần lược mọc lên theo cặp cho đến khi hoàn thiện hệ răng sữa. Thông thường, ở một trẻ nhỏ sẽ có 20 chiếc răng sữa bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm.

Các răng sữa mọc lên khỏi nướu không phải nhờ vào sự phá vỡ mô mềm mà là do cơ thể phóng ra các hormone làm một số tế bào nướu răng chết và tự tách rời. Mặc dù vẫn có cảm giác đau nhức nhưng không quá nhiều so với trường hợp răng mọc phá vỡ nướu mà bố mẹ vẫn lo lắng.

2. Trẻ mọc răng sớm hoặc muộn có sao không?

Nhiều bố mẹ tỏ ra lo lắng khi đến 6 tháng tuổi, thậm chí là 7, 8 tháng tuổi bé vẫn chưa mọc răng. Nhưng thực tế thời gian mọc răng ở trẻ không chắc chắn là 6 tháng tuổi mà nó có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính di truyền, do lượng dinh dưỡng bé hấp thụ được.

Do đó, bố mẹ hãy chú ý xây dựng thực đơn hợp lý cho bé, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, protein, canxi. Đặc biệt là vitamin D và canxi để giúp răng sữa mọc lên thuận lợi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé đi tắm vào sáng sớm hoặc chiều muộn, đây chính cách hấp thụ vitamin D trong ánh nắng mặt trời một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: 

Trẻ 3 tháng mọc răng có sao không?

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi

3. Mọc răng có khiến trẻ bị sốt không?

Sốt là một biểu hiện trẻ mọc răng thường gặp nhất. Các triệu chứng đi kèm với hiện tượng sốt đó là chảy nướu mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ho, bị nôn, tiêu chảy hoặc phát ban.

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sưng căng khiến nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường một chút. Hiện sốt này thường không cao quá 38 độ, nếu trường hợp bé bị sốt cao và tiêu chảy thì rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý khác mà không phải là sốt mọc răng.

Trong giai đoạn này, bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc cho bé là sẽ ổn. Nhưng nếu cơn sốt mãi không thuyên giảm mà tiếp tục nặng hơn thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng về sau.

4. Trẻ mọc răng nên quấy khóc và biếng ăn

Ở giai đoạn mọc răng, nướu sẽ có hiện tượng đau nhức, bứt rứt, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống thường ngày của trẻ. Mọc răng khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, ngày càng biếng ăn và thậm chí là bỏ cả bú. Khi đó, trẻ có thể bị sút cân và cơ thể ngày càng mệt mỏi.

Lúc này, bố mẹ nên kiên trì và dỗ dành để bé uống sữa và uống nước nhiều hơn. Đối với những trẻ ở giai đoạn ăn dặm thì nên nhẹ nhàng vỗ về để bé ăn nhiều hơn. Không nên ép bé ăn bằng các biện pháp cứng rắn, vì nó có thể trở thành nỗi “ám ảnh” của trẻ về lâu dài.

Không nên ép bé ăn bằng các biện pháp cứng rắn

5. Tình trạng quấy khóc về đêm khi trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng bị đau nhức vùng nướu, tình trạng này thường kéo dài và khiến trẻ quấy khóc về đêm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thường thì hiện tượng đau nhức nhiều nhất sẽ xảy ra khi mọc những chiếc răng đầu tiên, lúc này trẻ chưa quen với cảm giác đau nhức nên sẽ quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Khi đó, bố mẹ có thể áp dụng một cách cách giảm đau trong giai đoạn mọc răng ở trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn:

Vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn trong khoang miệng cho bé

Với những lưu ý ở trên chắn hẳn sẽ giúp được bố mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc cho trẻ ở giai đoạn mọc răng. Đây chính cột mốc quan trọng của cả trẻ và bố mẹ, do đó Nha khoa Trẻ hy vọng bố mẹ đã trang bị được nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt nhất cho con mình. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề nào khác về răng trẻ em thì hãy liên hệ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang