Đừng lấy cao răng bằng baking soda nếu chưa biết những điều này
Cách lấy cao răng bằng baking soda được cho là phương pháp được mang lại hiệu quả cao, giúp loại bỏ mảng bám nhanh chóng. Vậy thực hư việc này như thế nào?
Hiện nay, các mẹo lấy cao răng dân gian vẫn được truyền tai nhau và được nhiều người sử dụng. Trong đó, cách lấy cao răng bằng baking soda là phương pháp được cho là mang lại hiệu quả cao, giúp loại bỏ mảng bám nhanh chóng. Cùng tìm hiểu bài viết này để biết chính xác thực hư hiệu quả của nó ra sao nhé!
1. Các biện pháp lấy cao răng tại nhà bằng baking soda
Mảng bám cao răng hình thành từ vụn thức ăn lâu ngày ở kẽ răng, chân răng do việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Cao răng có màu nâu vàng, cứng nên rất khó làm sạch bằng cách chải răng thông thường. Do đó, cần phải thực hiện các mẹo lấy cao răng tại nhà để cạo sạch mảng bám cứng ở chân răng. Mà phổ biến nhất là cách lấy cao răng bằng baking soda.
Các biện pháp lấy cao răng bằng baking soda bao gồm:
- Trực tiếp chải răng với bột baking soda và nước.
- Chải răng với kem đánh răng kết hợp với bột baking soda.
- Sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm để chải răng nhẹ nhàng.
- Chà răng nhẹ nhàng với hỗn hợp baking soda và chanh.
Xem thêm: Có nên lấy cao răng khi mang thai không? Lưu ý quan trọng khi cho mẹ bầu
2. Lấy cao răng bằng baking soda có hiệu quả không?
Thực tế, bột baking soda có tính tẩy nhẹ nên có khả năng làm sạch mảng bám trên răng, thậm chí là cao răng cứng đầu. Tuy nhiên, cần đảm bảo thực hiện lấy cao răng bằng baking soda đúng cách nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Nhiều trường hợp gặp phải tình trạng mòn men răng, tổn thương răng vĩnh viễn do sử dụng baking soda để tẩy trắng răng trong thời gian dài. Do tính chất mài mòn của baking soda nên nếu sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây hao mòn nghiêm trọng cho men răng khiến răng ngày càng nhạy cảm và yếu hơn trước, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và răng dễ xỉn màu hơn.
Hơn nữa, baking soda chỉ có thể loại bỏ mảng bám trên răng nhưng không thể làm sạch được vi khuẩn gây hại nên bạn vẫn bạn vẫn cần thực hiện đánh răng với kem đánh răng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Như vậy, lấy cao răng bằng baking soda có thể có hiệu quả làm sạch mảng bám nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ có nên lấy cao răng bằng baking soda hay không. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ lấy cao răng bằng máy móc và kỹ thuật chuyên biệt.
3. Lấy cao răng an toàn với công nghệ siêu âm hiện đại
Lấy cao răng tại các nha khoa uy tín hiện nay đều được ứng dụng công nghệ hiện đại là lấy cao răng công nghệ Laser. Với lực rụng tác động sẽ dễ dàng làm tan rã các mảng bám cứng đầu dù là lâu năm hay mới hình thành. Sau lấy cao răng, bạn sẽ thấy răng trắng sáng lên trông thấy vì không còn cao răng đục màu gây mất thẩm mỹ.
Việc ứng dụng công nghệ Laser trong lấy cao răng còn nhằm mục đích hạn chế những tác động từ các dụng cụ nha khoa vào răng và mô mềm. Cấu trúc của răng sẽ được bảo tồn tối ưu và nướu cũng không bị ảnh hưởng gì. Hơn nữa, lấy cao răng siêu câm còn có tác dụng làm săn phần men và thô của răng, kích thích sự phát triển của collagen trong tế bào nhú răng giúp bề mặt răng sáng mịn hơn. Nhờ đó, sau lấy cao răng sẽ làm giảm khả năng hình thành mảng bám trên răng, việc vệ sinh răng miệng cũng dễ làm sạch hơn.
Đi đôi với lấy cao răng là kỹ thuật đánh bóng răng nhằm làm bóng bề mặt răng sau khi đã làm sạch mảng bám cao răng. Bề mặt răng sẽ trở nên láng mịn và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trên răng.
Lấy cao răng là kỹ thuật cơ bản và khá đơn giản tại nha khoa, do đó mức chi phí lấy cao răng cũng không quá cao nên bạn có thể dễ dàng thực hiện được. Đừng chủ quan trong việc lấy cao răng bằng baking soda để rồi phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị hiệu quả nhất cho bạn.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa