NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Có nên lấy cao răng khi mang thai không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Có nên lấy cao răng khi mang thai không?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường ăn rất nhiều bữa nhỏ trong một ngày nên dễ hình thành mảng bám trên răng. Nếu không được làm sạch vệ sinh đúng cách, chúng sẽ dần tích tụ và tạo thành cao răng hay mảng bám cứng ở chân răng, kẽ răng rất khó làm sạch. Về lâu dài cao răng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, ở phụ nữ mang thai nó còn gây ra nhiều nguy hại cho thai nhi. Vậy có nên lấy cao răng khi mang thai không?

Có nên lấy cao răng khi mang thai không?

Có nên lấy cao răng khi mang thai không?

1. Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng) là mảng bám dày cứng hình thành từ các loại muối vô cơ canxi cacbonat, phosphate và các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, các tế bào biểu mô. Chúng kết dính trên bề mặt của răng và chủ yếu nằm ở vị trí chân răng và dưới nướu.

Cao răng có thể hình thành nên 2 dạng là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng huyết thanh là tình trạng đáng báo động, xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm vùng lợi, chảy máu chân răng.

Cao răng và mảng bám hình thành ở chân răng và dưới nướu

Cao răng và mảng bám hình thành ở chân răng và dưới nướu

2. Tác hại của cao răng đối với mẹ bầu

Cao răng, mảng bám là nơi tích tụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm chu chu, áp xe răng,… thậm chí có thể gây tiêu xương ổ răng khiến răng của bạn có nguy cơ bị gãy rụng hàng loạt.

Đối với mẹ bầu, cao răng còn gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ. Khi cao răng đã gây ra sâu răng, viêm tủy sẽ khiến mẹ bầu ăn uống khó khăn do những cơn đau buốt răng hành hạ liên tục. Khi đó, thai nhi sẽ bị thiếu dinh dưỡng để phát triển. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ khi mang thai bị sâu răng thì đứa trẻ sinh ra sẽ có hệ thống tiêu hóa không tốt, hệ miễn dịch kém, có thể mắc các bệnh lý răng miệng hoặc men răng chất lượng kém.

Nghiêm trọng hơn nữa là khi cao răng có thể là nguyên nhân dẫn đến sinh non. Nếu cao răng quá nhiều có thể xảy ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào bên trong máu gây ra nhiễm trùng làm tăng hàm lượng hormone prostaglandin – một loại chất lỏng sinh học hình thành tự nhiên trong cơ thể các thai phụ. Chất này có thể kích thích cơn chuyển dạ khiến mẹ bầu sinh non, khiến trẻ sinh ra yếu hơn bình thường.

Xem thêm: Sự hình thành cao răng và mảng bám như thế nào?

Cao răng quá nhiều có thể làm mẹ bầu sinh non, bé sinh ra yếu hơn bình thường

Cao răng quá nhiều có thể làm mẹ bầu sinh non, bé sinh ra yếu hơn bình thường

3. Có nên lấy cao răng khi mang thai không?

Với những tác hại ở trên thì việc lấy cao răng khi mang thai là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn còn e ngại việc can thiệp biện pháp nha khoa bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Thực tế, chuyên gia nha khoa khẳng định mẹ bầu vẫn có thể lấy cao răng bình thường nhưng cần chú ý đến thời điểm lấy cao răng. Lấy cao răng khi mang thai chỉ là một thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không cần thuốc tê hay thuốc giảm đau nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi.

Quá trình lấy cao răng sẽ được thực hiện nhanh chóng, đúng kỹ thuật bởi bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị hỗ trợ hiện đại sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Bác sĩ sẽ sử dụng máy lấy cao răng siêu âm để tác động vào mảng bám, làm cho chúng tự tan rã mà không hề tác động vào răng hay nướu lợi nên sẽ không có cảm giác đau nhức nhiều, không gây chảy máu như mẹ bầu thường lo lắng.

Lấy cao răng siêu âm sẽ không gây đau nhức hay ảnh hưởng gì đến mẹ bầu

Lấy cao răng siêu âm sẽ không gây đau nhức hay ảnh hưởng gì đến mẹ bầu

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số vấn đề nếu thực hiện lấy cao răng khi mang thai:

  • Mẹ bầu không nên lấy cao răng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ bởi lúc này thai nhi còn yếu và cơ thể mẹ bầu cũng tương đối nhạy cảm.
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cũng không nên lấy cao răng vì khi đó thai nhi đã lớn, nếu mẹ bầu nằm trên các ghế nha khoa lâu có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không lấy cao răng khi mang thai với các thiết bị thô sơ vì có thể khả năng gây chảy máu và nhiễm trùng cao do không đảm bảo vệ sinh.
  • Nên lấy cao răng khi mang thai tại nha khoa uy tín để đảm bảo cả 3 yếu tố: tay nghề bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất tốt, thiết bị hỗ trợ hiện đại.

Như vậy, lấy cao răng khi mang thai nên thực hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ sẽ đảm bảo an toàn mà lại mang đến sức khỏe răng miệng tốt cho mẹ bầu. Từ đó, thai nhi cũng khỏe mạnh hơn do không phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ biến chứng do cao răng gây ra. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại và cao răng tái phát.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website