Khi nào cần điều trị tủy răng? Quá trình điều trị như thế nào?
Khi nào cần điều trị tủy răng? Điều trị tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử hay chết tủy sẽ ngăn ngừa được tình trạng đau nhức, ê buốt răng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử hay chết tủy sẽ ngăn ngừa được tình trạng đau nhức, ê buốt cho người bệnh. Đồng thời sức khỏe răng miệng cũng được đảm bảo, tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vị trí quanh răng và các răng khác trên cung hàm. Vậy khi nào cần điều trị tủy răng? Lấy tủy răng cần lưu ý những gì?
1. Khi nào cần điều trị tủy răng?
Thực hiện điều trị tủy răng sẽ được xem xét dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, cùng với đó là phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Khi nào cần điều trị tủy răng sẽ phải thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ nha khoa, có thể phải chụp X-quang răng để xác định vị trí, mức độ sâu răng, viêm tủy.
Dưới đây sẽ là những trường hợp sẽ được chỉ định điều trị tủy răng:
- Sâu răng với những lỗ sâu lớn làm vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, kéo theo đó là triệu chứng đau nhức dai dẳng.
- Răng bị gãy vỡ do va đập, chấn thương làm lộ tủy răng, từ đó răng đau nhức, ê buốt đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng lạnh.
- Viêm tủy răng lan rộng xuống vùng nướu bên dưới chân răng, xuất hiện tình trạng mưng mủ, đau nhức và khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Như vậy, khi nào cần điều trị tủy răng thì bạn có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu đau nhức bất thường trên răng, tình trạng sâu răng nặng hay răng bị gãy vỡ. Khi gặp các vấn đề này, bạn nên đến nha khoa sớm để thăm khám và điều trị tránh các biến chứng răng miệng nguy hiểm.
2. Những hậu quả do viêm tủy răng không điều trị sớm
Nếu không điều trị tủy răng đúng thời điểm mà để kéo dài quá lâu thì bệnh lý viêm tủy sẽ trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Khi đó sẽ xảy ra nhiều vấn đề răng miệng như:
- Gây viêm nhiễm quanh chóp răng, răng có nguy cơ lung lay, dễ gãy rụng gây mất răng vĩnh viễn.
- Vi khuẩn lan rộng xuống vùng xương ổ răng gây áp xe răng, xương ổ răng bị nhiễm trùng và sẽ dần lan rộng ra các răng xung quanh.
- Vi khuẩn viêm nhiễm lan rộng sang các khu vực xung quanh, lúc này sẽ xảy ra biến chứng viêm xoang hàm, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Chính vì vậy, bạn cần xác định đúng thời điểm khi nào cần điều trị tủy răng để phục hồi sức khỏe răng miệng, tránh các vấn đề răng miệng nguy hiểm như trên.
Xem thêm: [Cập nhật] Điều trị tủy răng, lấy tủy răng số 7 giá bao nhiêu tiền?
3. Phương pháp điều trị tủy răng bị chết, bị nhiễm trùng
Điều trị tủy răng ở giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi, giai đoạn sớm thì có thể uống thuốc kháng sinh để khắc phục thay thì thực hiện lấy tủy răng. Lúc này những cơn đau nhức nhẹ hay tình trạng ê buốt khi ăn nóng lạnh cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Đối với các trường hợp tủy răng bị viêm nặng đã xuất hiện những cơn đau nhức dai dẳng, đau buốt tận óc và việc sử dụng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả thì cần can thiệp biện pháp nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần tủy răng chứa vi khuẩn và từ đó sức khỏe răng miệng sẽ dần hồi phục.
Quy trình điều trị tủy răng gồm các bước như sau:
- Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang răng để xác định giai đoạn bệnh lý của người bệnh, cũng như xác định thời điểm khi nào cần điều trị tủy răng.
- Bước 2: Khi xác định chiếc răng cần điều trị tủy răng thì bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê ở chiếc răng đó, tiếp theo thực hiện bọc cao su quanh chân răng để thuốc không rơi vào bên trong.
- Bước 3: Tiến hành lấy tủy răng, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng để tạo một lỗ nhỏ ở ống tủy, sau đó hút sạch vùng tủy bị viêm rồi rửa sạch ống tủy. Để xác định đã lấy hết phần tủy viêm thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng một lần nữa.
- Bước 4: Trám bít ống tủy sau khi loại bỏ tủy viêm bằng vật liệu chuyên dụng, như vậy sẽ ngăn ngừa được vi khuẩn không xâm nhập vào bên trong ống tủy.
Xem thêm: Lấy tủy răng xong vẫn bị đau: Nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu
Tủy răng cửa bị viêm cần lấy tủy hết bao nhiêu tiền?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên răng, tình trạng đau nhức, ê buốt thì chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sâu răng, viêm tủy. Vậy nên để bệnh lý không trở nên quá nghiêm trọng thì bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời bạn hãy lưu ý đến quá trình chăm sóc răng miệng của mình, vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho khoang miệng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa