Hút thuốc lá gây hôi miệng – Nguyên nhân và cách khắc phục
Hút thuốc lá gây hôi miệng, giảm tiết nước bọt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng khiến hơi thở có mùi khó chịu và dai dẳng. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây.
Thuốc lá không chỉ gây hôi miệng và mang đến nhiều tổn hại cho sức khỏe. Sau khi hút thuốc, hơi thở sẽ có mùi rất nặng và khó chịu, khiến người đối diện xa lánh và ngại tiếp xúc. Vậy tại sao hút thuốc lá gây hôi miệng và có thể khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao hút thuốc lá gây hôi miệng?
Những hợp chất hoá học có trong thành phần thuốc lá có mùi hôi rất mạnh, đặc biệt là Tar và Nicotine. Khi hút thuốc, chúng sẽ đi qua đường hô hấp, bám vào phổi một cách dai dẳng. Từ đó, hút thuốc lá gây hôi miệng, làm hơi thở có mùi khó chịu và rất khó tan đi.
Thuốc lá còn dẫn đến giảm tiết nước bọt gây ra khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở các tổ chức trong khoang miệng như răng, lưỡi, cổ họng. Bên cạnh đó, hút thuốc làm tình trạng bệnh răng miệng nghiêm trọng hơn. Đây chính là tác nhân của việc hút thuốc lá gây ra hôi miệng.
2. Cách khử mùi hôi miệng do thuốc lá
Hút thuốc lá gây hôi miệng lâu năm và bám mùi cực mạnh mẽ. Do đó, cách giải quyết hiệu quả nhất chính là bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng đối với những người hút thuốc lâu năm. Nếu điều này khiến bạn mất đi sự tự tin và thoải mái, hãy tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây để khử mùi hôi của hơi thở nhé.
2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ – Cách khắc phục hút thuốc lá gây hôi miệng cơ bản nhất
Vệ sinh răng miệng đều đặn được xem là cách khắc phục hút thuốc lá gây hôi miệng đơn giản mà hiệu quả nhất. Bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng có vị bạc hà the mát, kết hợp với nước súc miệng để đánh bay mùi hôi thuốc lá nhanh hơn.
Ngoài ra, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước cũng là trợ thủ đắc lực giúp bạn lấy sạch thức ăn trong các kẽ răng nhằm loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
2.2. Uống nhiều nước
Thực tế một trong những tác nhân khiến hút thuốc lá gây hôi miệng là do các hoá chất trong thuốc lá làm khô miệng, ức chế sự tiết nước bọt trong khoang miệng. Điều này vô tình làm cho hơi thở có mùi hôi.
Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp khoang miệng luôn ẩm, không bị khô và liên tục được loại bỏ vi khuẩn, khắc phục hoàn toàn tình trạng hôi miệng do thuốc lá gây ra. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày còn giúp thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa bệnh hôi miệng từ sâu bên trong.
2.3. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su là phương pháp chữa cháy hiệu quả nhất khi muốn khắc phục tình trạng hút thuốc lá gây hôi miệng. Hãy nhớ mang theo kẹo cao su không đường để nhai sau khi hút thuốc và trước khi nói chuyện với ai đó.
Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt giúp làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, mùi hương của kẹo cao su cũng giúp bạn tẩy mùi thuốc lá và mang lại hơi thở thơm mát, dễ chịu.
2.4. Sử dụng xịt thơm miệng
Xịt thơm miệng có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm mùi hôi và mang lại hương thơm trong khoang miệng. Đa phần các loại xịt thơm miệng hiện nay đều có mùi bạc hà hoặc mùi chanh thanh mát nên rất dễ dàng làm giảm mùi hôi do thuốc lá, thức ăn gây nên trong khoảng 5 – 6 giờ.
Xem thêm: Bí quyết chữa hôi miệng cho bà bầu hiệu quả nhất
Nếu hút thuốc lá gây hôi miệng, bạn nên mang theo bên mình “trợ thủ” để thêm tự tin khi giao tiếp, nói chuyện với người khác mọi lúc mọi nơi.
2.5. Sử dụng giấm táo và baking soda
Giấm táo và baking soda được biết đến là hỗn hợp nước súc miệng cực kỳ lành tính và hiệu quả. Cả hai đều có tính tẩy nhẹ, giúp lấy đi các mảng bám trên răng. Ngoài ra giấm táo còn có tác dụng đánh bay các vi khuẩn gây hôi miệng, làm khử mùi thuốc lá một cách mạnh mẽ. Còn baking soda lại mang đến mùi hương nhẹ nhàng, cảm giác thanh dịu cho khoang miệng.
Nếu tự ti vì hôi miệng do hút thuốc, hãy thử pha chế hỗn hợp này và sử dụng tại nhà vào mỗi sáng sớm, trước khi đi ngủ và sau khi hút thuốc để sở hữu hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì nó có thể bào mòn và làm hỏng men răng.
2.6. Thay đổi chế độ ăn uống
Không chỉ hút thuốc lá gây hôi miệng, mà chế độ ăn uống cũng là một trong những tác nhân gây ra mùi hôi miệng. Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, hải sản,… Những sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa cũng chứa nhiều Protein làm kích thích sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn. Chúng sẽ làm tình trạng hôi miệng của bạn trở nên nặng nề và khó chữa hơn.
Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều Vitamin, chất xơ để hạn chế tình trạng hơi thở có mùi khiến những người xung quanh khó chịu.
Xem thêm: Top 3 cách chữa hôi miệng sau khi sinh tại nhà nhanh chóng và an toàn
Hút thuốc không chỉ là nguyên nhân khiến bạn bị những người xung quanh xa lánh mà nó còn khiến răng trở nên yếu, ố vàng và dễ mắc các bệnh răng miệng hơn. Hy vọng qua bài viết này của Nha khoa Trẻ, bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về việc hút thuốc lá gây hôi miệng và áp dụng thành công cách lấy lại hơi thở thơm mát và tự tin hơn trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa