Trong quá trình mang thai, cơ thể của sản phụ có rất nhiều thay đổi gây ra hiện tượng hôi miệng. Dù không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe sản phụ nhưng lại gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để chữa hôi miệng cho bà bầu?
Các bác sĩ của Nha khoa Trẻ sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng là tình trạng rất nhiều người gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Điều này khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và tự ti không dám giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai là do đâu?
1.1. Sự thay đổi của hormone
Đây là lý do gây ra tình trạng hôi miệng ở bà bầu thường thấy nhất. Khi bước vào thai kỳ, người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về hormone. Điều này khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn thông thường, tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công khoang miệng và vòm họng và gây ra mùi hôi trong hơi thở.
1.2. Bị khô miệng
Nước bọt đóng vai trò cực quan trọng trong việc làm sạch và bảo vệ khoang miệng. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai lại vô tình làm giảm lượng nước bọt tiết ra khiến bà bầu bị khô miệng. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai, thậm chí có thể kéo dài làm hôi miệng sau sinh.
1.3. Tăng thân nhiệt
Khi mang thai, đa phần bà bầu sẽ có dấu hiệu tăng thân nhiệt khiến cơ thể mệt mỏi, làm yếu hệ miễn dịch, dễ bị nóng sốt và nhiệt miệng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn gây lở loét, nhiễm khuẩn họng, khoang miệng.
1.4. Bà bầu bị thiếu Canxi
Quá trình mang thai khiến mẹ bầu bị thiếu hụt Canxi. Nếu không cung cấp đủ hàm lượng Canxi cần thiết sẽ khiến răng bị yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng và khiến miệng hôi khi ngủ dậy.
1.5. Tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng
Hơn 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén và trào ngược dạ dày trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Việc này vô tình làm tăng lượng Axit khiến men răng bị bào mòn, gây ê buốt và sâu răng. Đó là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng khi mang thai.
2. Bà bầu bị hôi miệng có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trên thực tế, bị hôi miệng trong quá trình mang thai không gây ảnh hưởng trực đến thai nhi. Tuy nhiên việc này có thể làm giảm vị giác khiến bà bầu chán ăn và cản trở rất nhiều đến quá trình ăn uống. Điều này khiến dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ và làm chậm quá trình phát triển thai nhi.
Nghiêm trọng hơn, thai nhi sẽ yếu ớt, không đủ sức đề kháng dẫn đến hiện tượng sinh non, thiếu cân. Về sau sẽ dễ mắc các bệnh răng miệng và chiều cao phát triển khá khiêm tốn.
3. Bí quyết chữa hôi miệng cho bà bầu
Chứng hôi miệng khiến nhiều mẹ bầu lắng. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi phát triển an toàn, mẹ bầu nên chú ý xem hơi thở có mùi hôi hay không. Nếu có, bạn có thể áp dụng những mẹo chữa hôi miệng cho bà bầu dưới đây.
3.1. Cách chữa tại nhà
Để chữa hôi miệng cho bà bầu tại nhà, đầu tiên bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách. Dù đơn giản nhưng lại vô cùng tiện ích và mang lại hiệu quả cao.
- Bà bầu nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm tránh làm tổn thương nướu. Ngoài ra, sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là những trợ thủ đắc lực giúp mẹ bầu loại bỏ thức ăn còn mắc lại trong kẽ răng, loại bỏ mùi hôi và sở hữu hơi thở thơm mát.
- Nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C để kích thích tuyến nước bọt như chanh, cam, bưởi. Bổ sung thêm Canxi để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đề phòng bị sâu răng, viêm tủy, viêm chân răng cũng là cách chữa hôi miệng cho bà bầu hiệu quả. Bên cạnh đó, người mang thai cũng nên hạn chế ăn đồ ăn nặng mùi, đồ ngọt và đồ uống có cồn để hạn chế gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
- Uống nhiều nước để giữ ẩm khoang miệng và kích thích tuyến nước bọt. Từ đó đẩy lùi vi khuẩn có mùi và chữa hôi miệng cho bà bầu.
Ngoài những cách kể trên, bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để trị hôi miệng cho bà bầu như:
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước cây hương nhu để diệt vi khuẩn gây hôi miệng.
- Ngậm chanh mật ong để làm sạch khoang miệng và chữa hôi miệng cho bà bầu.
- Nhai lá thì là để khử mùi hôi răng miệng.
3.2. Cách chữa hôi miệng cho bà bầu tại nha khoa
Nếu phương pháp chữa hôi miệng cho bà bầu tại nhà không đạt hiệu quả hay bà bầu có hơi thở hôi do các bệnh răng miệng gây ra thì sản phụ nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.
Dựa vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Ví dụ như lấy cao răng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn bám trong kẽ răng và mảng bám chân răng, kê thuốc chữa khô miệng,…
Đặc biệt, nếu sản phụ bị hôi miệng do sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, bác sĩ sẽ xem xét để tìm cách khắc phục an toàn nhất. Từ đó chữa hôi miệng cho bà bầu một cách dứt điểm.
Xem thêm: Chữa hôi miệng từ cổ họng
4. Nha khoa Trẻ – Địa chỉ nha khoa uy tín top đầu Hà Nội
Hiện nay, Nha khoa Trẻ là một trong những phòng khám nha khoa chất lượng cao được nhiều người tin tưởng nhất tại Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng với những phương pháp niềng răng chỉnh nha, nhổ răng khôn không đau,… mà Nha khoa Trẻ còn giúp khách hàng khắc phục những vấn đề răng miệng khác. Trong đó có chữa hôi miệng cho bà bầu bằng cách lấy cao răng.
Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ nha sĩ, cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ lên phác đồ chữa hôi miệng cho bà bầu an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn hoàn toàn có thể gửi gắm niềm tin tại đây.
Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa hôi miệng cho bà bầu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng căn bệnh này sẽ không làm ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với fanpage Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết hơn.