NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hôi miệng sau khi nhổ răng nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Hôi miệng sau khi nhổ răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do chăm sóc răng miệng chưa tốt và cũng có thể là biểu hiện của biến chứng sau nhổ răng.

Hôi miệng sau khi nhổ răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về cơ bản có thể là do chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt nhưng cũng có thể là biểu hiện của một biến chứng nào đó sau nhổ răng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng nhổ răng bị hôi miệng nhé!

1. Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi nhổ răng

Chỉ định nhổ răng thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng và chỉ được thực hiện đối với các răng hư hỏng nặng hoặc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Sau khi nhổ răng có một số trường hợp gặp phải tình trạng hôi miệng, nguyên nhân dẫn đến việc này là do:

Hôi miệng sau khi nhổ răng nguyên nhân do đâu?

1.1 Quá trình vệ sinh răng sau nhổ khó khăn

Sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn thì việc vệ sinh răng miệng cần phải đặc biệt chú ý. Khi chải răng cần tránh vị trí ổ răng mới nhổ nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu trở lại. Nhiều người lo ngại việc này nên đã không chải răng mà chỉ súc miệng để chờ vết thương lành hẳn. Đây chính là lý do khiến người bệnh mắc phải tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng.

Sau khoảng 5-7 ngày khi vết thương đã lành thì việc vệ sinh răng miệng sẽ diễn ra hoàn toàn bình thường, từ đó tình trạng hôi miệng cũng sẽ dần biến mất.

1.2 Biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng

Tình trạng viêm nhiễm vùng nhổ răng có thể xảy ra do chế độ chăm sóc của người bệnh hoặc trong quá trình thực hiện bác sĩ sử dụng các dụng cụ chưa được vô trùng, vô khuẩn. Khi đó, các triệu chứng thường thấy là hôi miệng, nướu lợi sưng đau và có mủ.

1.3 Một số bệnh lý (không liên quan đến răng đã nhổ)

Hôi miệng sau nhổ răng không nhất thiết là xuất phát từ việc nhổ răng khôn số 8 hay nhổ răng sâu hỏng. Nó có thể hiểu hiện của các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… 

Ngoài ra, một số trường hợp hôi miệng còn liên quan đến các bệnh lý cơ thể như dạ dày, ruột hay bệnh tiểu đường, gan, thận,… Cũng không loại trừ nguyên nhân gây hôi miệng là do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh.

Các bệnh răng miệng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

2. Tình trạng nhổ răng bị hôi miệng có nguy hiểm không?

Tùy vào nguyên nhân gây hôi miệng sau khi nhổ răng mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau. Các biểu hiện hôi miệng do việc chăm sóc răng miệng thông thường thì sẽ không có gì đáng ngại bởi nó sẽ hết sau khi bạn cải thiện quá trình vệ sinh răng miệng của mình.

Nhưng đối với các nguyên nhân như nhiễm trùng, các bệnh răng miệng và bệnh toàn thân là khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng lâu ngày có nguy cơ gây viêm xương hàm, nhiễm trùng máu,… Hay các bệnh sâu răng, viêm nướu nặng sẽ làm ê buốt sau khi nhổ răng khôn, thậm chí làm mất răng vĩnh vĩnh, kéo theo đó là nhiều biến chứng như giảm lực ăn nhai, tiêu xương hàm, lão hóa sớm,…

Chính vì vậy, nếu có hiện tượng hôi miệng sau khi nhổ răng thì bạn hãy xác định chính xác vị trí răng miệng đang có dấu hiệu bất thường cũng như xác định nguyên nhân gây hôi miệng để từ đó có phương án điều trị phù hợp. Nếu thuộc các trình trạng nguy hiểm như trên thì bạn hãy nhanh chóng đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thăm khám nha sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng sau khi nhổ răng

3. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng sau nhổ răng?

Sau khi thăm khám tại nha khoa, nếu bác sĩ xác định tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng tới từ vết thương sau nhổ răng thì sẽ cần tiến hành làm sạch khoang miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% hay chính là nước muối sinh lý. Sau đó thực hiện tẩm thuốc Idofoc hoặc Eugenol vào bông gòn và đặt vào huyệt ổ răng, có thể sẽ kết hợp thêm một số loại thuốc kháng viêm khác để hạn chế tình trạng sưng tấy, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đối với những bệnh răng miệng khác cũng cần phải điều trị dứt điểm bằng các biện pháp nha khoa phù hợp. Sau điều trị răng miệng sẽ khỏe mạnh hơn trước và tình trạng hôi miệng cũng chấm dứt hoàn toàn.

Dù thực hiện điều trị bằng bất cứ phương pháp nha khoa nào cũng hãy đảm bảo có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp để duy trì khoang miệng sạch sẽ và thơm mát.

Xem thêm: 

Nhổ răng khôn bị sót chân răng

Nhổ răng khôn sau 7 ngày vẫn đau

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp khoang miệng thơm mát hơn

4. Phương pháp phòng ngừa hôi miệng sau khi nhổ răng

Sau nhổ răng để không gặp phải tình trạng hôi miệng hay gặp bất kỳ biến chứng liên quan nào khác thì bạn không được lơ là việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Dưới đây là những lưu ý cơ bản của nha sĩ trong chế độ chăm sóc răng miệng sau nhổ răng:

  • Không chạm tay, đẩy lưỡi vào huyệt ổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông gây hôi miệng và viêm nhiễm.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối nhưng cần tránh vết thương nhổ răng.
  • Nên sử dụng những đồ ăn mềm, dễ nuốt để hạn chế việc cử động hàm, đồng thời tránh tác động đến vết nhổ.
  • Sau khi ăn hãy súc miệng lại với nước lọc để tránh mảng bám hay mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở ổ răng.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích sau nhổ răng vì chúng sẽ gây cản trở quá trình lành thương của bạn.
Uống rượu bia sẽ khiến vết thương lâu lành

Để được tư vấn và thăm khám chi tiết hơn nữa về tình trạng răng miệng của mình thì bạn nên đến trực tiếp phòng khám Nha khoa Trẻ – phòng khám uy tín tại Hà Nội. Tại đây các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm bệnh lý cho bạn.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube