NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Hôi miệng lâu năm: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Tình trạng hôi miệng lâu năm khiến nhiều người gặp trở ngại trong việc giao tiếp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống tình cảm, gia đình của bạn.

Tình trạng hôi miệng lâu năm khiến nhiều người gặp trở ngại trong việc giao tiếp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống tình cảm, gia đình của bạn. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, cách điều trị dứt điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Hôi miệng lâu năm nguyên nhân do đâu?

Hôi miệng lâu năm nguyên nhân do đâu?

Chứng hôi miệng lâu năm, hơi thở có mùi hôi khó chịu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thông thường là do chưa chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, chăm sóc răng sai cách dẫn đến các bệnh lý gây hôi miệng. Cụ thể là:

1.1 Cao răng, mảng bám

Các mảng bám sẽ dần hình thành sau các bữa ăn, nếu không được làm sạch sẽ chuyển hóa thành cao răng có màu nâu đen. Khi đó việc chải răng thông thường rất khó làm sạch được, vi khuẩn sẽ dần sinh sôi khiến hơi thở có mùi khó chịu, ngủ dậy miệng hôi

1.2 Sâu răng gây hôi miệng

Các lỗ sâu răng to nhỏ là nơi trú ngụ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và hôi miệng. Nghiêm trọng hơn còn làm hoại tử tủy răng, kéo theo đau nhức, ê buốt dai dẳng.

1.3 Khô miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng lâu năm khá phổ biến là do khô miệng. Bởi nước bọt có tác dụng làm sạch miệng, trung hòa lượng axit trong khoang miệng từ đó giúp hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng.

1.4 Viêm lợi, viêm nha chu

Tình trạng này là những tổn thương, viêm nhiễm ở vùng nướu lợi hay các tổ chức quanh răng. Nếu không điều trị sớm thì không chỉ gây hôi miệng kéo dài mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ răng miệng khác. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố cơ thể, viêm lợi sẽ gây hôi miệng khi mang thai

Các bệnh về răng gây hôi miệng kéo dài

Ngoài ra các nguyên nhân trên thì một số trường hợp hôi miệng lâu năm là biểu hiện của bác bệnh lý cơ thể như trào ngược dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan.

2. Các cách khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng

Có nhiều người tìm đến các loại thuốc hay các biện pháp dân gian để chữa hôi miệng lâu năm. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại hiệu quả tạm thời vì các bệnh lý gây hôi miệng vẫn chưa được điều trị. 

Cần xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng hôi miệng lâu năm để có các phương án điều trị phù hợp Về cơ bản chỉ cần điều trị triệt để các bệnh lý gây hôi miệng và chăm sóc răng miệng đúng cách thì hôi miệng cũng sẽ tự chấm dứt. Các phương pháp điều trị bệnh lý gây hôi miệng như sau:

2.1 Điều trị sâu răng, viêm tủy

Các răng đã hình thành lỗ sâu sẽ phải tiến hành làm sạch rồi hàn trám răng phục hình. Trong trường hợp sâu răng đã vào đến tủy răng thì mức độ nghiêm trọng hơn, cần loại bỏ tủy viêm nhiễm sau đó phục hình bằng hàn trám hoặc bọc răng sứ. Như vậy, các răng sâu hay vi khuẩn gây hôi miệng đều được loại bỏ và hơi thở của bạn sẽ trở thơm tho hơn rất nhiều.

2.2 Điều trị viêm lợi, viêm nha chu

Để khắc phục những tổn thương ở mô nướu thì đầu tiên sẽ cần loại bỏ nguyên nhân gây viêm lợi chính là cao răng ở chân răng và dưới nướu. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, cải thiện mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Nếu viêm lợi đã xuất hiện túi mủ hay gây viêm xương hàm thì sẽ phải thực hiện một vài tiểu phẫu như nạo mủ, ghép vạt nướu, ghép xương nhân tạo để khôi phục các tổ chức quanh răng.

Xem thêm: Chữa hôi miệng sau sinh

Điều trị viêm nướu về cơ bản phải lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn gây hại

Song hành với việc can thiệp các biện pháp nha khoa để điều trị các bệnh lý gây hôi miệng lâu năm thì cũng nên cải thiện chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày, giữ khoang miệng luôn sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Trường hợp hôi miệng lâu năm kèm theo các triệu chứng bất thường khác của cơ thể thì hãy đến bệnh viêm thăm khám để xác nhận hôi miệng có phải do bệnh lý toàn thân hay không, từ đó bác sĩ cũng sẽ có phương pháp điều trị tối ưu cho bạn.

3. Cần lưu ý gì để ngăn ngừa tái phát hôi miệng

Với những người bị hôi miệng lâu năm thì lời khuyên dành cho bạn là thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng của mình bao gồm chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.

3.1 Vệ sinh răng miệng

  • Chải răng đúng cách mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm.
  • Thay bàn chải định kỳ 3 tháng lần.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám ở kẽ răng.
  • Súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng mỗi ngày để diệt khuẩn hiệu quả.
  • Đừng quên làm sạch lưỡi thường xuyên.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để duy trì sức khỏe răng miệng

3.2 Ăn uống hợp lý

  • Uống nước đầy đủ để giữ cho khoang miệng luôn ẩm và hạn chế vi khuẩn có hại.
  • Tránh ăn các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành,…
  • Hạn chế hút thuốc, uống cà phê, bia, rượu,… các chất kích thích.

Bên cạnh đó, việc thăm khám nha khoa uy tín định kỳ cũng rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra và làm sạch răng miệng đúng cách, từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng lâu năm. Thời gian tốt nhất để khám răng định kỳ theo các chuyên gia là 6 tháng/lần.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.