Nội dung chính

Cảnh giác 9 hậu quả đặt lưỡi sai tư thế – Cách tìm tư thế lưỡi đúng

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 10/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cảnh giác trước những hậu quả đặt lưỡi sai tư thế cũng như tìm tư thế chuẩn để bảo vệ sức khỏe về lâu dài, bao gồm cả sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Có thể nhiều người không quá chú ý đến tư thế đặt lưỡi nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bạn nên cảnh giác trước những hậu quả đặt lưỡi sai tư thế cũng như tìm tư thế chuẩn để bảo vệ sức khỏe về lâu dài. Hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hậu quả đặt lưỡi sai tư vấn cần cảnh giác

Quá trình nhai nuốt hàng ngày sẽ khiến lực lưỡi tác động liên tục lên răng và cả cấu trúc vòm miệng. Tác động lực này có thể lên tới 1800gr, và gây ảnh hưởng xấu nếu đặt lưỡi sai tư thế. Không chỉ gây ra những hậu quả liên quan tới răng miệng và còn tác động tiêu cực đến sọ mặt, cột sống cổ, vai gáy,…

1.1 Đặt lưỡi sai tư thế khiến răng chen chúc

Hậu quả đặt lưỡi sai tư thế đầu tiên chính là làm răng chen chúc. Khi tư thế lưỡi không duy trì đặt trên vòm miệng ngay từ giai đoạn đầu phát triển sẽ khiến vòm miệng bị hẹp.

Lúc này, cung hàm không cung cấp đủ khoảng trống để các răng mọc thẳng đều. Buộc các răng phải mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh gây sai khớp cắn.

Hậu quả đặt lưỡi sai tư thế khiến răng khấp khểnh, chen chúc

1.2 Răng thưa, răng cắn hở, khớp cắn chéo

Nếu mắc tật đẩy lưỡi, lực bất lợi của lưỡi chèn ép lên vùng răng cửa trong thời gian dài sẽ khiến các răng có xu hướng thưa dần. Trường hợp lực lưỡi đẩy sang vòng răng bên sẽ gây ra hiện tượng khớp cắn hở hoặc khớp cắn chéo.

1.3 Rối loạn chức năng ăn nhai

Sai khớp cắn do hậu quả đặt lưỡi sai tư thế gây ra sẽ tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai. Các trường hợp hô hàm, hở khớp cắn, cắn sâu, cắn cắt kéo làm chất lượng ăn nhai giảm sút nghiêm trọng.

1.4 Gây nghiến răng, mòn men răng

Khi lực tác động quá nhiều lên hai hàm trong động tác cắn chặt lâu ngày sẽ gây ra tật nghiến răng. Nghiến răng hay nghiến hàm sẽ làm giảm hiệu quả tập Mewing (tập tư thế lưỡi đúng),thậm chí làm phản tác dụng. Hậu quả đặt lưỡi sai tư thế lúc này là tình trạng mòn men răng khiến răng lung lay, gãy vỡ. Ngoài ra, nghiến răng cũng sẽ gây đau đầu, nhức mỏi vai gáy kéo dài. Do đó, bạn nên tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng này, cũng có một số biện pháp trị nghiến răng khi ngủ dân gian mà bạn có thể tham khảo, nhưng tốt hơn hết là nên đến nha khoa để điều trị. 

Nghiến răng khiến răng bị mài mòn

1.5 Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Trường hợp khác khi đặt lưỡi sai tư thế sẽ khiến lưỡi không thể làm sạch vụn thức ăn và chặn dòng chảy nước bọt lưu thông. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ và vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…

1.6 Ảnh hưởng đến khuôn mặt, cằm lẹm

Tư thế lưỡi ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt bởi cấu trúc vòm miệng và xương sọ mặt bị tác động ít nhiều. Cằm lẹm mặc dù là do yếu tố di truyền nhưng nếu đặt tư thế lưỡi sai thì cằm lẹm cũng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

1.7 Sai tư thế lưỡi làm đau nhức đầu

Nếu có thói quen đẩy lưỡi sẽ khiến vùng đầu mất cân bằng, có thể bị hướng ra trước. Điều này sẽ dẫn đến căng các cơ nâng đỡ hộp sọ, lâu dài sẽ làm vẹo cột sống và gây đau nhức đầu, đau vai gáy mãn tính.

1.8 Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Hậu quả tiếp nữa khi đặt sai tư thế lưỡi là khiến hàm bị lệch và gây đau ở một số vùng của hàm, khớp Thái dương Hàm. Rối loạn khớp thái dương cũng liên quan trực tiếp đến tình trạng lệch khớp cắn, nghiến răng,… do tư thế lưỡi sai gây ra.

Đau khớp thái dương hàm do sai tư thế lưỡi

1.9 Ngáy và ngưng thở khi ngủ

Ngáy cũng có thể là biểu hiện của tư thế lưỡi không đúng. Nó gây rối loạn đường thở, thu hẹp các xoang tự nhiên dẫn đến ngủ ngáy, khó thở bằng mũi. Trường hợp nguy hiểm sẽ gây ra hiện tượng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, cần can thiệp nếu có biểu hiện ngủ ngáy, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

2. Cách tìm tư thế lưỡi đúng

2.1 Như thế nào là đặt lưỡi đúng tư thế?

Tư thế lưỡi đúng là khi tư thế lưỡi đặt lên trong vòng họng một cách thụ động. Hoàn toàn không tạo lực đẩy lên các răng trước hay gác lên răng.

Một số trường hợp đặt lưỡi sai tư thế thường gặp mà bạn chú ý bao gồm: Tư thế lưỡi đẩy vào răng cửa trên, đẩy vào hàm dưới, chèn giữa 2 hàm, chèn vào cả răng hàm phía trên.

2.2 Lợi ích của tư thế lưỡi đúng

Tư thế lưỡi đúng cần được duy trì ngay trước giai đoạn trẻ em tăng trưởng xương hàm. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển xương cân đối và có hàm răng đều đẹp, tương quan xương hàm đúng trong phức hợp sọ mặt. Khuôn mặt sẽ đạt thẩm mỹ cao hơn, đường Jawline sắc nét.

Với người trưởng thành, nếu tập thói quen đặt lưỡi đúng cách sẽ giúp cân bằng hệ thống cơ xương sọ mặt. Từ đó sẽ giúp thư giãn vùng đầu và vai. Như vậy sẽ có tác dụng trong chữa bệnh, tác dụng duy trì sự lành mạnh để phòng bệnh.

Đặc biệt, ở những người đang niềng răng thì loại bỏ tư thế lưỡi sai, tập tư thế lưỡi đúng để tránh tái phát lệch lạc, hô vẩu sau điều trị.

Tập lưỡi đúng tư thế bảo vệ sức khỏe

2.3 Cách tập tư thế lưỡi chuẩn

Tập tư thế lưỡi đúng hay chính là các bài tập mewing đúng cách để điều chỉnh vị trí đặt lưỡi chuẩn ở trạng thái nghỉ. Để ngăn ngừa hậu quả đặt lưỡi sai tư thế và bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về các bài tập, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo bài tập tư thế lưỡi đúng đơn giản dưới đây:

Khi mới tập tư thế lưỡi thì bạn nên thực hiện ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày, sau vài tuần hãy nâng dần thời gian lên. Khi tập đúng cách thì bạn sẽ cảm thấy cơ mặt – xương hàm – cằm hơi căng, nhưng nếu cảm thấy đau thì khả năng cao là bạn đang tập mewing sai cách và cần khắc phục ngay.

Hậu quả đặt lưỡi sai tư thế rất đáng lo ngại, nếu không can thiệp sớm thì mức độ biến chứng sẽ càng nghiệm trọng hơn. Vậy nên, hãy chủ động sửa tư thế lưỡi ngay hôm nay để đạt kết quả tốt với sức khỏe răng miệng tối ưu nhất.

Danh mục cẩm nang