Dây thun niềng răng bị vàng cần xử lý như thế nào?
Dây thun niềng răng bị vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, khi đó sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Dây thun niềng răng bị vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Mặc dù nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người niềng nhưng lại làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Chính điều này khiến không ít người cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy dây thun niềng răng bị vàng phải xử lý như thế nào?
1. Dây thun có tác dụng gì trong niềng răng?
Dây thun là một phần quan trọng của bộ khí cụ chỉnh nha, được sử dụng trong các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự buộc hay mắc cài sứ. Với từng tình trạng răng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại dây thun niềng răng khác nhau. Có thể là dây thun màu niềng răng cố định định dây cung vào mắc cài, chun tách kẽ, dây chun liên hàm hoặc thun chuỗi.
Các loại dây thun niềng răng có tác dụng hỗ trợ bộ khí cụ cố định là mắc cài, dây cung, từ đó đảm bảo lực kéo ổn định và dịch chuyển răng đúng vị trí mong muốn. Nếu là dây thun cố định thì sẽ sử dụng trong suốt thời gian niềng răng, nhưng nếu đeo thun liên hàm hay thun tách kẽ thì sử dụng trong thời gian ngắn hơn. Chun tách kẽ dùng trong thời gian ngắn nhất là từ 7 – 14 ngày.
2. Dây thun niềng răng bị vàng có sao không?
Quá trình sử dụng dây thun bạn cần lường trước một số vấn đề thường gặp để có thể xử lý kịp thời. Khi dây chịu tác động của lực siết hàm và lực ăn nhai thì sẽ dễ bị giãn và đứt dây thun nên cần được thay thế thường xuyên. Thêm một vấn đề phổ biến nữa có thể gặp phải là tình trạng dây thun niềng răng bị vàng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc vệ sinh răng miệng khi đeo niềng gặp khó khăn, mắc cài vướng víu khiến thức ăn dễ bám vào hệ thống khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun) và khi đó sẽ làm dây thun niềng răng bị ố vàng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do thói quen hút thuốc lá hay sử dụng các thực phẩm sẫm màu trong thời gian niềng.
Dây thun niềng răng bị vàng dù không gây ảnh hưởng gì đến hiệu quả dịch chuyển răng nhưng để lâu thì sẽ làm mất thẩm mỹ. Điều này gây ra tâm lý thiếu tự tin cho người niềng. Bên cạnh đó, nếu dây thun niềng răng bị vàng do mắc thức ăn thì còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng như niềng răng bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Khi đó sẽ làm gián đoạn quá trình niềng răng, làm tốn kém thêm thời gian và chi phí.
3. Cách xử lý dây thun niềng răng bị ố vàng như thế nào?
Dây thun niềng răng bị vàng không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ngày để làm sạch răng và mắc cài, đồng thời sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng cho người niềng để đạt hiệu quả quả tối ưu. Đồng thời lưu ý hạn chế đồ ăn và thức uống sẫm màu, không hút thuốc lá và kiêng đồ ăn dẻo dễ mắc dính vào mắc cài.
Nếu dây thun niềng răng đã bị ố vàng thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì dây thun sẽ được thay thường xuyên, một số loại thun chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Thông thường, nếu sử dụng dây thun cố định thì bác sĩ sẽ chỉ định thay thun định kỳ 3-6 tuần/lần. Đối với dây thun liên hàn thì cần phải thay 2-3 lần/ngày để đảm bảo lực kéo ổn định.
Xem thêm:
Niềng răng bị sưng lợi: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Niềng răng bị ê buốt là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
4. Một số lưu ý khi sử dụng dây thun niềng răng
Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì để tránh tình trạng ố vàng hay bị đứt dây thun thì bạn cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
- Đeo dây thun thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ để khí cụ này phát huy đúng tác dụng của chúng.
- Với những trường hợp chưa sử dụng dây thun niềng răng chưa có sự tư vấn của bác sĩ thì không nên tự đeo tại nhà vì có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Với các loại dây thun được chỉ định tự thay tại nhà thì bạn cần hỏi bác sĩ thật cẩn thận cách đeo cũng như vị trí đeo thun để đảm bảo hiệu quả, tránh gây sai lệch.
- Các loại thun niềng răng có thời hạn sử dụng nhất định, nếu thun bị giãn sẽ ảnh hưởng đến lực tác động lên răng. Do đó bạn cần thay thun mới đúng kế hoạch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng dây thun niềng răng bị vàng cũng như cách xử lý hiệu quả nhất. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được được giải đáp thì hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ tư vấn chi tiết.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi