Niềng răng bị sâu răng là tình trạng chung khiến nhiều người bệnh đang trong các quá trình niềng răng cảm thấy hoang mang. Để biết được những cách xử lý, điều trị cũng như cách phòng tránh tốt nhất, hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Vì sao bị sâu răng khi niềng?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến niềng răng bị sâu răng, cụ thể gồm:
- Trước khi niềng đã có hiện tượng sâu răng nhưng chưa xử lý triệt để dẫn đến lan sang các răng kế cận hoặc toàn bộ hàm.
- Do kỹ thuật niềng răng kém, bắt mắc cài quá sát với bề mặt răng gây tình trạng mòn men răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để Axit tấn công khiến răng người bệnh bị sâu.
- Lực điều chỉnh của mắc cài quá nhanh khiến răng chưa kịp thích ứng và làm cho bệnh nhân bị tụt lợi, lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập vào phần cổ răng gây sâu.
- Sau khi niềng răng thì quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn, mắc cài không được làm sạch tốt cũng là nguyên nhân bị sâu răng, cùng với đó là niềng răng bị sưng lợi, viêm lợi.
2. Niềng răng bị sâu răng phải làm sao?
Răng bị sâu do vi khuẩn làm tổn thương từ sâu bên trong răng và biểu hiện ra ngoài thân răng bằng những lỗ thủng. Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời sẽ dễ gây ảnh hưởng tới những răng kế cận hoặc lan ra toàn bộ hàm răng, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.
Đồng thời, răng sâu cũng bị suy yếu đáng kể. Đối với những người đang niềng răng, những chiếc răng này cũng không kịp đáp ứng với tốc độ điều chỉnh của mắc cài gây ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng.
Do vậy nếu gặp dấu hiệu niềng răng bị sâu răng thì bạn cần đến ngay nha sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách khắc phục kịp thời.
2.1. Trường hợp sâu nhẹ
Ở trường hợp răng bị sâu chưa tổn thương quá nhiều, nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần sâu và trám lại răng cho bạn. Sau khi thực hiện trám răng, bạn vẫn nên chú ý vệ sinh thật kỹ càng chiếc răng sâu để kiểm soát sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
2.2. Trường hợp sâu nặng
Chiếc răng sâu nặng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng. Do đó, đa phần nha sĩ phải tháo niềng và nhổ bỏ răng sâu rồi mới gắn lại mắc cài.
Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn mà nha sĩ sẽ đưa ra chỉ định tốt nhất. Bởi vậy nếu phát hiện mình đang bị sâu răng khi niềng thì hãy tới ngay nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Các phòng tránh tình trạng niềng răng bị sâu răng
Hàm răng của chúng ta rất dễ bị sâu do bất cứ nguyên nhân nào. Do đó kể cả có đang niềng răng hay không thì chúng ta cũng nên quan tâm tới việc phòng tránh sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
3.1. Vệ sinh răng đúng cách
Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng sâu răng là do bạn vệ sinh răng miệng một cách sơ sài hoặc sai cách. Lưu ý khi đánh răng bạn nên chải theo chiều dọc thân răng, chải thật kỹ cả mặt trong và mặt ngoài. Bên cạnh đó với những kẽ răng khó vệ sinh, hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch và súc miệng lại bằng nước diệt khuẩn để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
3.2. Ăn uống khoa học giúp phòng tránh tình trạng niềng răng bị sâu răng
Chúng ta nên hạn chế những đồ ăn dễ gây sâu răng như: đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa chất kích thích và phẩm màu. Ngoài ra, tuyệt đối không nên ăn quá khuya, sau khi đã vệ sinh răng miệng.
Xem thêm:
Niềng răng bị ê buốt là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Niềng răng bị viêm lợi: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả
3.3. Thăm khám nha khoa định kỳ
Việc thăm khám nha khoa 6 tháng/lần giúp ta phát hiện được những bệnh lý răng miệng từ sớm, trước khi chúng kịp tiến triển nghiêm trọng. Điều này không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc của bạn nhưng lại bảo vệ được sức khỏe răng miệng của bạn một cách tốt nhất.
Trên đây là một số tổng hợp về tình trạng niềng răng bị sâu răng. Biết được nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một hàm răng đều đẹp, chắc khỏe. Liên hệ phòng khám Nha khoa Trẻ ngay để nhận được sự tư vấn tận tình và thực hiện niềng răng với các bác sĩ có chuyên môn cao nhé.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi