Niềng răng bị ê buốt, đau nhức là tình trạng rất thường gặp nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ bệnh lý này nhé!
Nội dung bài viết
1. Niềng răng bị ê buốt nguyên nhân do đâu?
Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp thẩm mỹ giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp và chuẩn khớp cắn. Hoàn toàn khắc phục được các tình trạng khớp cắn hô vẩu, lệch lạc, khấp khểnh,… Khi niềng răng bạn sẽ cần sử dụng một số khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, dây thun,… gắn cố định trên răng để tạo lực dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn.
Do đó, trong thời gian đầu niềng răng có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, ê buốt bởi răng chưa kịp “làm quen” với mắc cài. Và chỉ vài ngày sau đó thì cảm giác này sẽ chấm dứt và bạn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, niềng răng bị ê buốt vẫn có thể kéo dài lâu hơn nữa nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
1.1 Chỉnh nha sai kỹ thuật
Một ca chỉnh nha có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ điều trị. Nếu bác sĩ siết lực không phù hợp hay siết lực sai thời điểm cũng sẽ khiến niềng răng bị hỏng. Khi đó, bạn sẽ không chỉ cảm thấy ê buốt, đau nhức khi niềng răng mà còn có thể xảy ra nhiều biến chứng khác như răng lung lay, thậm chí là gãy rụng.
1.2 Do nền răng yếu
Đối với những nền răng yếu thì mọi tác động trên răng đều có khả năng khiến răng bị ê buốt, đặc biệt là khi niềng răng. Bởi nó cần tác động lực kéo giúp răng dịch chuyển nên nếu răng bạn đủ khỏe để chịu lực thì tình trạng ê buốt sẽ chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần đầu tiên.
Thường thì khi thăm khám nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra răng có đủ khỏe mạnh hay không, nếu đủ điều kiện thì mới tiến hành niềng răng để tránh biến chứng.
1.3 Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng
Nếu mắc cài gắn trên bề mặt răng không đảm bảo được khả năng chịu lực thì sẽ có nguy cơ làm tăng lực ma sát trên răng gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt kéo dài.
1.4 Chăm sóc răng niềng không tốt
Trong trường hợp người niềng chủ quan, không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng ê buốt, viêm lợi khi niềng răng. Cụ thể như việc ăn các thực phẩm dai cứng khi niềng răng, hay các loại đồ ăn nhiều axit, quá nóng, quá lạnh,… hoặc việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, chải răng quá mạnh làm răng đau nhức khi niềng.
2. Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt, đau nhức bất thường khi niềng răng
Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, hạn chế đau nhức thì nên tuân thủ những điều dưới đây.
2.1 Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín
Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa có bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm chỉnh nha để giúp bạn kiểm soát lực tối ưu trên răng, đảm bảo an toàn và hạn chế đau nhức. Đồng thời nha khoa đó phải có đầy đủ các trang thiết bị chỉnh nha hiện đại để hỗ trợ tốt nhất, giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả cao.
2.2 Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Bác sĩ là người luôn theo sát bạn trong quá trình niềng răng và sẽ có những hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách để bạn niềng răng nhẹ nhàng nhất. Do đó, hãy lưu ý đến những hướng dẫn này để hạn chế tình trạng niềng răng bị ê buốt, đau nhức.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại lực kéo trong giai đoạn mới giúp niềng răng diễn ra theo đúng kế hoạch.
3. Cách giảm ê buốt trong những ngày đầu niềng răng
Trong tuần đầu niềng răng có thể bạn sẽ cảm thấy đau buốt do cảm giác vướng víu của mắc cài trên răng. Và lúc này, bạn có thể áp dụng một số giải pháp giảm đau hiệu quả tại nhà.
3.1 Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu xuất hiện những cơn đau nhức dai dẳng và vượt giới hạn chịu đựng của bạn thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để có loại thuốc uống phù hợp với tình trạng và sử dụng đúng liều lượng, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
3.2 Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt
Để hạn chế cảm giác ê buốt khi niềng răng thì bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng cho người niềng răng. Một số loại phổ biến trên thị trường được tin dùng như Sensodyne, Crest.
3.3 Súc miệng nước muối
Nước muối có khả năng kháng khuẩn tốt và súc miệng nước muối cũng là một giải pháp giảm đau khi niềng hiệu quả, đồng thời cải thiện tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng loại nước muối có nồng độ 0.9% như nước muối sinh lý, không nên súc miệng nước muối quá mặn.
3.4 Chế độ ăn uống hợp
Trong những ngày đầu niềng răng hay những giai đoạn siết răng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn cháo và các loại thức ăn loãng, hầm chín kỹ để giảm sức nhai, tránh nhai quá mức khiến niềng răng bị ê buốt nghiêm trọng.
3.5 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Thực hiện chải răng đều đặn mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, chải răng đúng cách hạn chế tác động mạnh đến mắc cài. Sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng cho người niềng để làm sạch răng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Tiêu xương khi niềng răng có nguy hiểm không?
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về vấn đề “niềng răng bị ê buốt”, nếu cần thêm bất cứ thông tin nào khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: nhakhoatrehanoi để được giải đáp nhanh chóng.