Trong quá trình niềng răng, có một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định đeo thun liên hàm. Khi đó bạn sẽ phải tự thay thun liên hàm tại nhà để hỗ trợ niềng răng tối ưu, cho kết quả chỉnh nha tốt nhất. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thun liên hàm là gì? Đeo trong bao lâu và cách tự thay thun liên dễ dàng, nhanh chóng nhé!
Nội dung bài viết
- 1. Thun liên hàm là gì?
- 2. Các loại thun liên hàm trong niềng răng
- 3. Thun liên hàm có tác dụng gì?
- 4. Thun liên hàm dùng khi nào?
- 5. Cần đeo dây chun liên hàm trong bao lâu?
- 6. Hướng dẫn cách tự thay thun liên hàm tại nhà
- 7. Đeo thun liên hàm có đau không?
- 8. Cách giảm đau khi đeo thun liên hàm
- 9. Nuốt thun liên hàm phải làm sao?
1. Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là chun cao su nha khoa có độ đàn hồi tốt và được sử dụng trong chỉnh nha. Cùng với mắc cài, dây cung thì thun liên hàm có nhiệm vụ giúp răng dịch chuyển dần về vị trí đều đẹp trên cung hàm. Nhờ sử dụng loại chun chỉnh nha này mà quá trình niềng răng sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn khi chỉ sử dụng mắc cài chỉnh nha.
Hầu hết dây thun liên hàm sẽ được gắn vào móc trên mắc cài của hàm trên và hàm dưới. Một số trường hợp khác thì dây thun liên hàm lại được gắn vào minivis để điều chỉnh thế răng. Bạn cần xác định được vị trí này để có thể tự thay dây thun liên hàm tại nhà đúng cách.
Ngoài thun liên hàm thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số khí cụ khác như chun chuỗi niềng răng, thun tách kẽ, cục nâng khớp cắn, hàm duy trì,… Tùy vào từng trường hợp cụ thể là răng hô, móm hay sai khớp cắn mà giải pháp kết hợp khi niềng răng là khác nhau.
2. Các loại thun liên hàm trong niềng răng
Thun liên hàm trong niềng răng khá đa dạng tùy thuộc vào cấu tạo và chức năng sử dụng. Có 3 loại phổ biến nhất là:
- Thun liên hàm loại I được dùng để khắc phục các khe hở quá lớn giữa các răng.
- Thun liên hàm loại II được sử dụng để mắc nối giữa răng nanh hàm trên và răng hàm dưới thứ nhất.
- Thun liên hàm loại III được dùng để chỉnh sửa khe răng dưới bằng cách kéo răng dưới và nâng răng phía trên lên.
3. Thun liên hàm có tác dụng gì?
Thun liên hàm là một trong những công cụ quan trọng trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Tác dụng chính của thun liên hàm là cân đối lại khớp cắn hàm trên và hàm dưới sao cho đều và thẳng. Tình trạng răng khểnh hay răng mọc lệch cũng sẽ được kéo về vị trí mong muốn.
Trong quá trình niềng răng, các răng sẽ được kéo về thẳng hàng ở mỗi cung hàm riêng biệt nhờ lực kéo của dây cung và mắc cài. Do đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thun liên hàm để tạo lực kéo lôi các răng về đúng chuẩn khớp cắn. Nhờ vậy, các răng ở các hàm sẽ cân đối với nhau và không sai lệch khớp cắn.
4. Thun liên hàm dùng khi nào?
Thực tế, không phải trường hợp niềng răng nào cũng có chỉ định đeo thun liên hàm. Kỹ thuật này chủ yếu được ứng dụng trong các trường hợp:
STT | Tình trạng hàm răng |
1 |
Kéo răng khểnh một bên hoặc 2 bên |
2 |
Kéo răng mọc chếch quá cao trên xương hàm |
3 |
Răng mọc lệch |
4 |
Răng mọc chìa ra trước, sau |
5 | Răng khớp cắn hở |
6 | Khớp cắn đối đầu (khớp cắn đối đỉnh) |
5. Cần đeo dây chun liên hàm trong bao lâu?
Thời điểm và thời gian đeo thun liên hàm sẽ khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tình trạng răng, quá trình dịch chuyển răng,… Có những trường hợp phải đeo thun liên hàm ngay từ khi bắt đầu niềng nhưng cũng không ít người được chỉ định đeo thun sau một thời gian chỉnh nha. Đồng thời, thời gian đeo thun liên hàm có thể là vài tháng hoặc thậm chí đeo suốt trong quá trình niềng răng.
Trường hợp phải đeo thun liên hàm khi niềng răng thì bạn cần phải sử dụng nó gần như cả ngày. Chỉ trừ thời gian ăn uống và vệ sinh răng miệng. Thời gian lý tưởng nhất để đeo thun liên hàm là 20 giờ mỗi ngày bao gồm cả trong thời gian ngủ.
6. Hướng dẫn cách tự thay thun liên hàm tại nhà
Cơ chế đeo thun liên hàm khi niềng răng là cần thay nhiều lần trong ngày. Vì vậy bạn cần chủ động trong việc thay thun liên hàm tại nhà thay vì nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chỉnh nha. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đeo thun liên hàm và lưu ý cả những nguyên tắc cần tuân thủ.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo trước hướng dẫn về cách tự thay thun liên hàm dưới đây để dễ hình dung nhé!
6.1 Cách tự thay thun liên hàm
Cách thay thun liên hàm tại nhà khá đơn giản:
- Bước 1: Bạn hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định vị trí mà bác sĩ đã gắn dây trước đó.
- Bước 2: Bắt đầu gắn dây thun, nối dây thun từ móc của răng hàm rồi kéo căng nó về phí trước, quấn quanh móc ở vị trí như trước bác sĩ đã đặt.
- Lưu ý: Để thay dây thun liên hàm dễ dàng hơn thì bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của dụng cụ đeo thun.
Xem thêm: Hàm duy trì trong suốt là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu?
6.2 Lưu ý khi đeo thun liên hàm
Để đảm bảo đeo thun liên hàm đúng cách, hỗ trợ tốt quá trình dịch chuyển răng thì bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau:
- Thay dây thun liên hàm từ 2 – 3 lần/ngày, tối thiểu cứ sau 12 tiếng thì nên thay 1 lần.
- Chú ý luôn mang theo dây thun bên mình để chủ động thay thun khi cần.
- Đeo đủ thời gian mà bác sĩ chỉ định, thường là 20 giờ/ngày.
- Nên tháo thun liên hàm mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
- Giữ gìn vệ sinh dây thun cẩn thận, tránh để ở nơi ẩm ướt.
- Tránh há miệng to vì dây thun sẽ bị kéo căng gây ra hậu quả khó lường.
- Hạn chế ăn thức ăn quá cứng, quá dai, đồ ăn nhiều mảnh vụn để tránh đau nhức nhiều hơn.
7. Đeo thun liên hàm có đau không?
Trong thời gian đầu thực hiện đeo thun liên hàm, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức trong khuôn miệng. Nguyên nhân của những cơn đau này xuất phát từ áp lực mà dây chun đang tác động đồng thời lên các răng trong khuôn miệng.
Mặc dù vậy, hãy cố gắng duy trì đeo thun thường xuyên. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ dần quen với cảm giác đeo thun và không còn cảm thấy bất tiên nữa. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá dai dẳng và bạn không thể chịu nổi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
8. Cách giảm đau khi đeo thun liên hàm
Dưới đây là một số cách giảm đau hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, ibuprofen,… để giảm đau do đeo thun niềng răng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
- Chườm lạnh: Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả. Bạn hãy bọc đá trong khăn màn hay túi chườm để đặt bên ngoài má để giảm đau, giảm sưng.
- Súc miệng với nước muối: Bạn có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng hay nước muối sinh lý tại các cửa hàng để súc miệng.
- Điều chỉnh lại thun liên hàm: Nếu tình trạng đau nhức kéo dài và quá khó chịu, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh thun để giảm bớt áp lực.
9. Nuốt thun liên hàm phải làm sao?
Với vai trò quan trọng như vậy, nhiều khách hàng lo lắng khi nuốt phải thun liên hàm và không biết phải giải quyết như thế nào. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng do cấu tạo thun hoàn toàn bằng cao su tự nhiên và không gây hại sức khỏe. Bạn chỉ cần mắc lại hay đến nha khoa và yêu cầu bác sĩ gắn thêm cho.
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã hướng dẫn bạn cách tự thay thun liên hàm tại nhà. Bạn chỉ cần thao tác một vài lần thì sẽ quen tay và thực hiện thay thun một cách dễ dàng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì có thể Inbox ngay Nha khoa Trẻ để được bác sĩ tư vấn chi tiết.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi