sai khớp cắn hạng 2
Khớp cắn hở là một dạng sai khớp cắn nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt. Chính vì vậy, điều trị khớp cắn hở rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và toàn thân cũng như cải thiện tính thẩm mỹ.
Nội dung bài viết
1. Khớp cắn hở là?
Khớp cắn hở là một dạng sai khớp cắn đặc biệt, có biểu hiện là những nhóm răng cửa bị hở. Nhìn thấy được lưỡi cả ngay khi khép miệng ở trạng thái nghỉ, bởi hai hàm răng trên dưới không thể chạm nhau ở nhóm răng cửa.
Để nhận biết trường hợp khớp cắn hở, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây:
- Nhóm răng trước của hai hàm (răng cửa, răng nanh) không chạm nhau mà tạo khoảng hở phía trước.
- Cung răng hàm trên có dạng chữ V.
- Các nhóm răng hàm ở phía trong của hai hàm vẫn tiếp xúc với nhau ở mặt nhai như khớp cắn bình thường.
- Tương quan giữa trán – mũi – cằm vẫn bình thường, nằm trên cùng một đường thẳng và không bị gấp khúc. Trừ trường hợp khớp cắn hở đã biến dạng thành răng vẩu thì mối tương quan giữa 3 phần trên mới bị mất cân đối, tức là có điểm gấp khúc.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn hở
Khớp cắn hở xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan cho đến chủ quan. Cụ thể là do:
- Do di truyền: Răng cắn hở có thể là do di truyền từ gia đình hoặc bẩm sinh, trường hợp này thì không thể tránh được mà chỉ có thể can thiệp chỉnh hình sau khi khớp cắn hở có những biểu hiện rõ ràng.
- Do thói quen sống: Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn hở có thể là do những thói quen xấu từ lúc nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, cắn bút, ngậm vú giả quá nhiều. Để không gặp phải tình trạng khớp cắn hở do chủ quan thì ngay từ nhỏ bố mẹ nên quan sát và sửa cho bé, tránh những tật xấu ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ.
3. Tác hại của khớp cắn hở
Trong các dạng sai khớp cắn phổ biến thì khớp cắn hở được các chuyên gia đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.
- Ăn nhai khó khăn: Do hai hàm răng không thể chạm nhau ở vị trí răng cửa nên việc cắn xé thức ăn sẽ rất khó khăn. Đồng thời, răng hàm bị dồn áp lực ăn nhai lâu ngày dẫn đến “quá tải” gây nguy hại cho hàm răng.
- Mất thẩm mỹ nghiêm trọng: Khi hàm răng bị hở sẽ làm lộ phần lợi, lưỡi gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt nếu khớp cắn hở biến thể thành vẩu sẽ khiến nụ cười vô cùng kém duyên, làm mất tự tin, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Gây ra các bệnh lý nguy hiểm: Răng cắn hở có thể gây ra một số bệnh lý cơ thể liên quan đến đường hô hấp và xoang hàm.
4. Điều trị khớp cắn hở như thế nào?
Điều trị răng cắn hở hay các trường hợp khớp cắn loại 1, sai khớp cắn hạng 2, hạng 3 đều cần phải dựa trên nguyên nhân bắt nguồn là do răng hay do xương. Chính vì vậy, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám chính xác nhất tình trạng của mình để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các dạng khớp cắn hở sẽ được bác sĩ điều trị linh hoạt với 3 phương pháp chính là niềng răng thẩm mỹ, bọc răng sứ và phẫu thuật hàm.
4.1 Niềng răng cắn hở
Niềng răng khớp cắn hở là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho các trường hợp sai lệch răng và khớp cắn. Niềng răng sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng, có thể là hệ thống mắc cài hoặc máng niềng răng trong suốt để điều chỉnh răng về đúng vị trí mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và khuôn hàm.
Trong một số trường hợp khớp cắn hở, bác sĩ sẽ phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ như đánh lún răng để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng hơn.
Thời gian điều trị khớp cắn hở bằng phương pháp niềng răng thường kéo dài từ 18 – 24 tháng, có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, khí cụ sử dụng,…
4.2 Bọc răng sứ cho răng sai khớp cắn
Đây là phương pháp điều trị khớp cắn hở “cấp tốc” vì chỉ mất từ 2 – 3 ngày là tình trạng sai khớp cắn đã được khắc phục triệt để. Tuy nhiên, bọc răng sứ sẽ phải mài cùi răng thật để làm trụ răng sứ, do đó có tác động đến men răng mặc dù chỉ ở mức độ rất nhỏ (không quá 2mm).
4.3 Phẫu thuật khớp cắn hở
Phẫu thuật hàm chỉ được chỉ định trong những trường hợp khớp cắn hở liên quan đến xương hàm (thường là do bẩm sinh), giúp căn chỉnh hai hàm cân đối hơn. Đối với tình trạng sai khớp cắn do cả xương và răng thì sẽ cần phẫu thuật kết hợp với niềng răng để điều trị hoàn toàn tình trạng khớp cắn hở, mang lại cung hàm đều đẹp cho bạn.
Xem thêm: Sai khớp cắn loại 3 là gì? Cách chữa trị như thế nào?
Tại Nha khoa trẻ, các phương pháp điều trị khớp cắn hở đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đồng thời, cơ sở vật chất và trang thiết bị nha khoa hiện đại cũng giúp Nha khoa Trẻ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ và đặt lịch hẹn qua số hotline 0901.334.334 để được các chuyên gia bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/