Mọc răng khôn đau mấy ngày? Làm sao để giảm đau răng khôn?
Răng khôn đau mấy ngày tùy vào mức độ răng mọc lệch và việc răng khôn mọc trong bao lâu. Bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng khôn, uống thuốc hoặc điều trị.
Dù răng khôn mọc thẳng, mọc lệch, hay mọc ngầm thì cũng sẽ gây ra những đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên mức độ đau nhiều hay ít ở mỗi trường hợp là khác nhau. Vậy mọc răng khôn đau trong bao lâu? Mấy ngày thì hết đau răng không? Phải làm sao để giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết ngay dưới đây.
1. Mọc răng khôn có đau không?
Răng khôn là chiếc răng hàm lớn số 8 nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm. Do răng khôn mọc muộn ở độ tuổi trưởng thành, nướu lợi dày chắc nên sẽ có cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn.
Tình trạng sưng đau, khó chịu càng nghiêm trọng hơn nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm do cung hàm thiếu chỗ mọc lên. Khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng lợi trong cùng và một số triệu chứng khác.
Mức độ đau nhức tùy thuộc vào vị trí răng khôn hàm trên hàm dưới, giai đoạn mọc răng và tình trạng mọc răng khôn ở từng người. Cơn đau có thể kéo dài liên tục, đau răng khôn không ngủ được, thậm chí không há miệng được.
2. Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết?
Không có một số liệu cụ thể nào cho biết mọc răng khôn đau trong bao lâu, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số đặc điểm dưới đây để hiểu rõ hơn về thời gian đau nhức khi mọc răng khôn.
- Thời gian mọc hoàn thiện 1 chiếc răng khôn có thể là vài tháng, 1 năm hoặc thậm chí là vài năm. Do đó, răng khôn mọc trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người và điều kiện chăm sóc khác nhau.
- Người mọc răng khôn sẽ trải qua nhiều giai đoạn đau nhức khác nhau, từ thời gian hình thành, thời điểm răng nhú lên và đến khi răng mọc hoàn thiện. Tương ứng với từng giai đoạn sẽ là mức độ đau nhức không giống nhau.
- Cơn đau nhức của mỗi lần mọc răng khôn có thể nhiều hoặc ít, điều này phụ thuộc vào vị trí mọc răng, hướng mọc và kích thước của răng.
- Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết sẽ khác nhau giữa từng người, có người mọc răng khôn chỉ đau nhức trong 1 – 2 ngày, có người thì kéo dài 1 tuần thậm chí có thể kéo dài hơn nữa.
- Số lượng răng khôn và khoảng cách mọc giữa các răng cũng khác nhau tùy từng người. Vì vậy, mọc răng khôn đau trong bao lâu cũng vì thế mà khác nhau dựa trên số lượng và khoảng cách mọc răng.
3. Nhận biết dấu hiệu đau răng khôn
Mặc dù mọc răng số 8 xuất hiện những cơn đau khá rõ rệt nhưng vẫn có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý răng miệng khác. Để dễ nhận biết về tình trạng đau răng khôn, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu sau đây.
- Sưng nướu lợi trong cùng hàm trên hoặc hàm dưới, có thể gây sưng má.
- Xuất hiện ổ mủ trắng do răng khôn bị áp xe khi bị dắt thức ăn và tạo vi khuẩn gây viêm.
- Một số trường hợp có hiện tượng sốt nhẹ khi mọc răng khôn, cùng với đó là biểu hiện đau đầu.
- Có cảm giác hàm trở nên nặng nề, khó cử động cơ miệng hoặc gặp khó khăn khi ăn nhai, nói cười.
- Khi mọc răng khôn nhiều người bị chán ăn, ăn không ngon miệng do cơn đau nhức hành hạ, đồng thời hàm khó cử động.
- Một số triệu chứng khác khi mọc răng khôn như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu, đau tai,…
4. Đau nhức răng khôn phải làm sao?
Sau khi khi hiểu rõ về thời gian mọc răng khôn đau mấy ngày cũng như dấu hiệu mọc răng khôn thì chắc hẳn bạn sẽ cần đến các giải pháp giảm đau và điều trị răng khôn.
4.1 Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Chườm lạnh trị đau răng khôn
Chườm đá để giảm đau răng khôn bằng cách dùng túi chườm đá đặt tại má ngoài vị trí mọc răng khôn. Đây là cách giảm đau khi mọc răng khôn nhanh chóng cũng như giảm sưng tấy hiệu quả mà lại dễ thực hiện.
Mẹo chữa đau răng khôn bằng nước muối
Súc miệng nước muối là cách giảm đau răng khôn đơn giản tại nhà mà lại đạt hiệu quả cao. Nước muối có tính kháng khuẩn, tính khử trùng tự nhiên giúp giảm thiểu vi khuẩn gây viêm đau vùng lợi.
Bạn có thể tự pha nước muối loãng tại nhà với tỷ lệ ¼ thìa cà phê với 1 ly nước 250ml. Dùng nước này súc miệng hoặc ngậm một vài phút, sau đó nhổ ra để thấy hiệu quả rõ rệt.
Chế độ ăn uống hợp lý khi bị đau răng khôn
Bạn nên ăn những thực phẩm mềm để hạn chế ăn nhai khi đau răng khôn. Có thể sử dụng cháo dinh dưỡng hoặc các loại súp, nước sinh tố vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo không tác động đến vị trí mọc răng. Đau răng khôn không nên ăn gì theo lời dặn của bác sĩ là tránh tuyệt đối các loại đồ nóng, lạnh, dai vì chúng sẽ làm cơn đau nhức của bạn kéo dài hơn nữa.
Chú trọng vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng khi mọc răng khôn để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm lợi. Nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải mềm và chải nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến vùng nướu răng khôn. Đồng thời sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha tại nhà để súc miệng, sát trùng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp thời gian mọc răng khôn đau trong bao lâu giảm đi đáng kể.
4.2 Sử dụng thuốc giảm đau khi mọc răng khôn
Khi bị đau nhức răng khôn số 8, nhiều người tìm đến các loại thuốc giảm đau răng khôn để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không tự ý sử dụng thuốc mà cần có tư vấn của bác sĩ nha khoa. Đau răng khôn nên uống thuốc gìthường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Spiramycin, Ibuprofen, paracetamol, aspirin,…
4.3 Nhổ răng – Cách trị đau răng khôn dứt điểm
Để không phải lo lắng “đau răng khôn trong bao lâu” thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa để nhổ răng, xử lý triệt để các vấn đề do răng khôn gây ra. Các trường hợp răng khôn mọc, mọc ngang, mọc ngầm hay răng khôn bị sâu đều được khuyến cáo nhổ răng càng sớm càng tốt.
Nhổ răng số 8 không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì bởi chiếc răng này không có nhiều chức năng. Đây là chiếc răng nằm cuối cùng trên cung hàm nên sau nhổ răng cũng không gây xô lệch hàm hay tiêu xương. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì, tốt hay xấu cũng không nên giữ lại. Bạn chỉ cần chú trọng nhổ răng tại cơ sở uy tín, thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay các làm tổn thương các dây thần kinh liền kề.
5. Làm gì khi đau răng khôn không há được miệng?
Với những trường hợp nghiêm trọng đau răng khôn gây khó há miệng thì cần đến nha khoa thăm khám để phương án điều trị. Tình trạng này không thể phẫu thuật nhổ răng khôn ngay được mà dùng thuốc điều trị hết miệng, tập há miệng bình thường. Khi đó, bác sĩ mới có thể phẫu thuật nhổ răng khôn trong miệng được.
Xem thêm: Thực hư việc răng khôn tự rụng | CHUYÊN GIA TIẾT LỘ
6. Nha khoa Trẻ – địa chỉ nhổ răng khôn không đau tại Hà Nội
Thực hiện nhổ răng khôn tại Nha khoa Trẻ với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp kiểm soát từng kỹ thuật nhổ răng cũng như các diễn biến phức tạp trong suốt ca tiểu phẫu. Hơn nữa, phòng khám ứng dụng công nghệ nhổ răng khôn siêu âm Piezotome hiện đạt nhất giúp bác sĩ nhổ nhanh và dễ dàng hơn. Những lợi ích vượt trội khi sử dụng máy siêu âm nhổ răng bao gồm:
- Thay vì dùng kìm, bẩy thì sóng siêu âm sẽ tác động bao quanh vùng cần nhổ, dần tách mô nướu ra khỏi chân răng, khi đó việc loại bỏ chân răng nhẹ nhàng hơn.
- Rút ngắn thời gian nhổ răng khôn, nhổ răng không đau chỉ diễn ra từ 15 – 30 phút.
- Sóng siêu âm tác động khóa mạch máu, từ đó giúp vết thương nhổ răng nhanh hồi phục hơn.
- Giảm tỷ lệ tê bì môi má, giảm độ há miệng so với kỹ thuật nhổ răng truyền thống.
Hơn nữa, Nha khoa Trẻ còn sử dụng máy cắt răng Bien Air để tách lợi và cắt răng một cách nhẹ nhàng, chính xác giúp nhổ răng khôn không đau. Đây là dòng máy hiện đại nhưng ít nha khoa sở hữu và ứng dụng trong dịch vụ nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn.
Để được thăm khám và tư vấn chi tiết về vấn đề mọc răng khôn đau trong bao lâu thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 Hoặc bạn có thể Inbox qua Fanpage: nhakhoatrehanoi để được giải đáp chi tiết.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa