NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tại sao lại có răng khểnh – Dấu hiệu răng mọc khểnh như thế nào?

Bên cạnh nét duyên, cá tính thì răng khểnh cũng rất dễ mang lại những bệnh lý răng miệng. Vậy tại sao lại có răng khểnh? Dấu hiệu răng mọc khểnh như nào?

Từ trước đến nay, răng khểnh luôn được xem là biểu tượng của sự duyên dáng và là điểm nhấn thu hút người đối diện. Tuy nhiên trong nha khoa thì nó là một dạng sai lệch khớp cắn, răng nanh hàm trên mọc lệch, chen chúc không đều. Vậy tại sao lại có răng khểnh, dấu hiệu răng mọc khểnh như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay nhé.

Dấu hiệu răng mọc khểnh như thế nào?

1. Răng khểnh là gì? Tại sao lại có răng khểnh

Răng khểnh hay còn gọi là răng nanh, đó là chiếc răng số 3 ở hàm trên, được thay ở khoảng 10 – 12 tuổi và đóng vai trò ăn nhai nhất định trên cung hàm. Khi răng nanh mọc chồi lên hẳn so với những chiếc răng còn lại trên hàm sẽ tạo thành răng khểnh.

Tại sao lại mọc răng khểnh và dấu hiệu răng mọc khểnh như nào là thắc mắc của rất nhiều người. Răng khểnh được tạo nên với nhiều lý do khác nhau, có thể tự nhiên hoặc cũng có thể nhân tạo. Trong đó những nguyên nhân mọc răng khểnh tự nhiên có thể kể đến như do di truyền từ bố mẹ hay do thói quen xấu lúc nhỏ và các răng chen lấn nhau khi mọc.

  • Do di truyền

Những yếu tố trên gương mặt, trong đó có răng miệng thường được truyền lại cho các thế hệ sau. Vì thế, rất nhiều trường hợp bố mẹ có răng khểnh thì con cũng sở hữu chiếc răng khểnh khi ở độ tuổi thay răng. Tuy nhiên, việc răng khểnh do di truyền mọc xấu hay đẹp còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

  • Do thói quen xấu lúc nhỏ

Ở độ tuổi mới lớn, trẻ chưa ý thức được những hành động của mình nên vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng.

Một số hành động không tốt làm xuất hiện một số dấu hiệu răng mọc khểnh, hành động đó có thể kể đến như lấy tay đè vào răng khi răng đang mọc, dùng lưỡi đẩy răng hay nghiến răng,… Các tác động này khiến răng mọc không đúng hướng và tạo nên răng khểnh.

Thói quen xấu lúc nhỏ cũng có thể làm xuất hiện răng khểnh
  • Do sự chen lấn của răng khi mọc

Khoảng 10 – 12 tuổi, các răng sữa lần lượt được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Có rất nhiều trường hợp răng sữa chưa kịp rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc. Khi đó các răng sẽ chen lấn nhau, làm lệch hướng răng nanh. Hoặc có thể do các răng vĩnh viễn có kích thước to nhỏ khác nhau, dẫn đến tình trạng không đủ cung hàm để mọc nên răng nanh bị trồi ra ngoài, tạo thành răng mọc khểnh.

Ngoài các nguyên nhân răng mọc khểnh tự nhiên ở trên thì răng khểnh còn có thể do thẩm mỹ. Theo quan niệm của nhiều người phương Đông, người sở hữu răng khểnh có khả năng thu hút người đối diện, duyên và dễ gặp may mắn trong cuộc sống. Do đó, nhiều người đã tìm đến nha khoa để trồng răng khểnh với mong muốn nụ cười trở nên bắt mắt hơn.

2. Dấu hiệu răng mọc khểnh

Có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện răng khểnh. Vậy dấu hiệu răng mọc khểnh như sau nào? Cha mẹ hãy quan sát kỹ thời điểm thay răng của con mình để nhận biết các dấu hiệu nhé.

  • Răng nanh sữa rụng sớm hơn so với thời gian quy định.
  • Vòm hàm hẹp, không đủ chỗ để răng nanh mọc thẳng hàng bình thường.
  • Những chiếc răng xung quanh mọc quá lớn so với quy định, chiếm hết chỗ cho răng nanh mọc thẳng.
  • Răng nanh sữa đến tuổi thay rồi mà vẫn chưa rụng.
  • Răng kế cận mọc chen lấn vào vị trí của răng nanh, làm răng nanh phải mọc ra ngoài, nhô cao lên.
Răng kế cận mọc chen lấn vị trí răng nanh

Nếu trẻ xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu răng mọc khểnh trên thì khả năng răng bị mọc khểnh là rất cao. Có trường hợp răng khểnh không gây ảnh hưởng, đau vướng nhưng có rất nhiều trường hợp răng khểnh dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Khi này cần sớm tìm biện pháp khắc phục sớm.

Xem thêm: Răng khểnh đẹp hay xấu? Ý nghĩa trong tướng số là tốt hay xấu?

3. Sau khi phát hiện dấu hiệu răng mọc khểnh cần phải làm gì?

Răng khểnh 1 bên hoặc 2 bên có thể mang đến những bất tiện như:

  • Dễ giắt thức ăn vào kẽ răng, khó có thể làm sạch triệt để.
  • Khó vệ sinh răng miệng dẫn đến các mảng bám thức ăn còn xót lại trên răng tạo thành vôi răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
  • Nhiều răng mọc lệch hẳn ra bên ngoài hoặc lệch vào trong gây mất thẩm mỹ.

Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu răng mọc khểnh ở con, bố mẹ cần đưa con đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám và có hướng giải quyết phù hợp tùy vào tình trạng của mỗi người. Tại Nha khoa Trẻ, những trường hợp phát hiện dấu hiệu răng mọc khểnh sẽ có nhiều hướng xử lý như sau:

  • Đeo khí cụ giúp giữ khoảng trống phù hợp nếu răng nanh sữa rụng sớm.
  • Sử dụng khí cụ nong hàm, sau đó chỉnh nha niềng răng với trường hợp vòm hàm hẹp, răng xung quanh đã mọc chen lấn vào chỗ của răng nanh hoặc những chiếc răng kế cận quá lớn khiến răng mọc khểnh.
  • Với những răng nanh sữa đến tuổi thay rồi mà vẫn chưa rụng, các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ.

Ngoài ra, nếu răng khểnh không nằm trong các dấu hiệu răng mọc khểnh đã được nêu ở trên thì các bác sĩ cũng khuyến khích bạn nhổ bỏ hoặc niềng răng để tránh những điều bất tiện cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Trong đó, niềng răng là phương pháp được lựa chọn nhiều hơn để bảo tồn toàn bộ răng thật.

Bên cạnh đó, nếu răng khểnh không đem lại nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng thì có thể giữ lại để tạo nét duyên riêng cho mình. Do đó, tùy trường hợp răng mọc khểnh mà có thể quyết định giữ lại hoặc nhổ bỏ.

Xem thêm: Cách cười đẹp cho răng khểnh

Niềng răng là phương pháp được khuyến khích lựa chọn để khắc phục răng khểnh

Bài viết trên đây Nha khoa Trẻ đã gửi đến bạn các thông tin về dấu hiệu răng mọc khểnh và các cách khắc phục phù hợp với từng trường hợp. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước đưa ra quyết định để có một hàm răng đẹp nhất nhé. Liên hệ Nha Khoa Trẻ ngay để được tư vấn rõ hơn và định hướng cách khắc phục tốt nhất.

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
  • Trang web: https://nhakhoatre.com
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.