Nội dung chính

Dấu hiệu bé bị hô răng và những điều bố mẹ cần biết

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 23/09/2024, Cập nhật lần cuối: 02/11/2024

Dấu hiệu bé bị hô răng là gì? Ba mẹ có thể theo dõi thêm trong nội dung được chia sẻ bởi bác sĩ nha khoa dưới đây.

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị hô giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng phức tạp. Tìm hiểu ngay về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả, giúp trẻ có nụ cười tự tin và hàm răng khỏe mạnh.

Trẻ bị hô là tình trạng phổ biến trong nha khoa, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và sự tự tin của trẻ sau này. Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị hô răng giúp cha mẹ có thể can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.

Bài viết dưới đâyBác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – chuyên gia nha khoa trẻ em cung cấp thông tin chi tiết về các dấu hiệu trẻ bị hô và tầm quan trọng của việc điều trị sớm.

1. Dấu hiệu bé bị hô răng

Hô là tình trạng hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới, khiến cho răng cửa hàm trên nhô ra phía trước nhiều hơn bình thường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe răng miệng như khó khăn trong việc nhai, phát âm, và vệ sinh răng miệng. Một số dấu hiệu bé bị hô bố mẹ có thể tham khảo:

Ngoài ra, hô răng ở trẻ có một số dạng cần để ý:

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét, hoặc có thể kèm theo chụp chiếu để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Răng hàm trên nhô ra ngoài ra với hàm dưới là một dấu hiệu răng bị hô

Nguyên nhân gây hô răng cho bé là gì?

Hô răng ở bé có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, thói quen xấu hoặc sự phát triển bất thường của hàm. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp cha mẹ có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Có đến 70% nguyên nhân gây hô đến từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị hô thì bé cũng có nguy cơ bị hô. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu nhận biết mà là một yếu tố lưu ý khi theo dõi sự phát triển hàm của bé.

Thói quen xấu cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng hô, thói quen mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả, nghiến răng đặc biệt là ở trẻ trên 5 tuổi. Sau khi trẻ đã mọc răng vĩnh viễn, việc mút ngón tay cái có thể ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng và có thể dẫn đến răng xô. Mút ngón tay cái cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của miệng và làm thay đổi vòm miệng.

Tình trạng quá phát một số tổ chức ở họng và vòm mũi như amydal hay VA ở trẻ cũng có thể gây hô răng. khi ngủ trẻ không thở được bằng đường mũi bắt buộc phải há miệng thở, lâu dần dẫn đến hô răng. Ngoài ra, bé thường xuyên dùng miệng để thở, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không thể khép miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.

Cách phòng ngừa răng hô cho bé

Phòng ngừa răng hô cho trẻ là một việc làm quan trọng giúp đảm bảo trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và thẩm mỹ. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa răng hô hiệu quả:

Điều trị răng hô cho bé như thế nào?

Hiện nay với sự phát triển của ngành thẩm mỹ nha khoa, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị răng hô ngay từ khi còn bé. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bé bị hô răng, bạn cần đưa bé đến nha khoa để kiểm tra càng sớm càng tốt. Tuỳ vào mức độ và sức khỏe răng miệng của trẻ mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phù hợp nhất. Một số phương pháp phổ biến hiện nay có thể kể đến như sử dụng miếng chặn môi, má, bộ giữ khoảng tháo rời được, tiền chỉnh nha, chỉnh nha bằng mắc cài, hay phẫu thuật chỉnh hàm.

Khi tiến hành niềng răng để điều trị hô cho bé, một số lưu ý mà bố mẹ cần biết. Lựa chọn thời điểm niềng răng thích hợp giúp tối ưu hoá kết quả. Sự hợp tác của trẻ trong quá trình điều trị là yếu tố then chốt. Cha mẹ cần giải thích và động viên trẻ tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời nếu cần thiết. 

Nhận biết sớm và điều trị kịp thời các dấu hiệu bị hô của bé không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng răng miệng mà còn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở răng miệng của con và tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Danh mục cẩm nang