NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Có nên nhổ răng khôn khi mang thai không?

Có nên nhổ răng khôn khi mang thai không? Trong giai đoạn mang thai, các can thiệp nha khoa dù nhỏ nhất cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trong giai đoạn mang thai, các can thiệp nha khoa dù nhỏ nhất cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là kỹ thuật nhổ răng khôn lệch, ngầm hay sâu cũng phức tạp hơn rất nhiều. Vậy có nên nhổ răng khôn khi mang thai không? Dưới đây là những tư vấn chi tiết từ bác sĩ, hãy cùng tham khảo nhé!

Có nên nhổ răng khôn khi mang thai không?

1. Răng khôn là gì? Khi nào thì nên nhổ răng khôn?

Răng khôn là răng hàm lớn số 8 mọc lên cuối cùng ở mỗi bên hàm. Chiếc răng này không xuất hiện ở giai đoạn mọc răng hay thay răng ở trẻ mà mọc khá muộn vào khoảng 17 – 25 tuổi.

Thời điểm mà răng khôn mọc lên thì cung hàm đã gần như kín chỗ, nướu lợi cũng giày hơn và xương hàm đã phát triển cứng chắc làm cản trở quá trình mọc răng. Điều này dẫn đến các biến chứng răng khôn mọc lệch, mọc xiên ngang hay mọc chen lấn với các răng khác gây ra đau nhức và sưng tấy vùng nướu, sốt khi mọc răng khôn. Nghiêm trọng hơn còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng như viêm lợi trùm, áp xe lợi răng khôn, u nang răng khôn, hỏng răng số 7,…

Chính vì vậy, khi thăm khám bác sĩ xem xét mức độ ảnh hưởng răng để đưa ra chỉ định có nên nhổ răng khôn hay không. Trong các trường hợp dưới đây bác sĩ thường khuyến cáo nên nhổ răng khôn sớm:

  • Răng khôn đã gây ra các biến chứng răng miệng, làm nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng kế bên.
  • Răng khôn có hình dáng bất thường, quá to hoặc quá nhỏ so với các răng khác trên cung hàm.
  • Răng khôn mọc thẳng bình thường nhưng không có răng đối diện ăn khớp, lâu ngày sẽ làm răng trồi lên cao tác động xấu đến nướu lợi hàm đối diện.
  • Răng khôn mắc bệnh lý sâu răng viêm nha chu.
Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Có nên nhổ răng khôn khi mang thai không?

Đa số các trường hợp mọc răng không đều được khuyến cáo nên nhổ bỏ bởi những biến chứng mà nó gây ra là rất nguy hiểm. Nhất là đối với các tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì mức độ sẽ nghiệm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu nhổ răng khôn khi mang thai sẽ cần đặc biệt chú ý và cẩn trọng để không làm tổn thương đến mẹ hay thai nhi.

Thực tế, mẹ bầu không được khuyến khích nhổ răng khôn vì nó có thể tác động đến các dây thần kinh bên dưới răng. Đối với trường hợp răng khôn cần phải nhổ gấp như răng sâu vào đến tủy răng, răng mọc xiên ngang vào răng số 7,… có thể tiến hành nhổ răng nhưng lúc này thai nhi phải từ tháng thứ 4 – 7. Đây là giai đoạn thai nhi đã phát triển ổn định và đã hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên việc nhổ răng khôn khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng nhiều.

Không nên nhổ răng khôn khi mang thai trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ. 3 tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm và 3 tháng cuối cơ thể của người mẹ khá nặng nề nên việc nhổ răng khôn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Nếu răng khôn đau quá mức gây ảnh hưởng nặng nề thì việc nhổ răng khôn khi mang thai sẽ cần sự tư vấn và giám sát của bác sĩ sản khoa và nha khoa.

Xem thêm: 

Răng khôn lung lay có nên nhổ không? Cách xử lý hiệu quả

Nhổ răng số 8 hết bao nhiêu tiền?

Nhổ răng khôn khi mang thai cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng

3. Những lưu ý cho mẹ bầu về cách chăm sóc răng miệng khi mang thai

Ở giai đoạn mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ thay đổi rất nhiều khiến răng nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ nhiễm khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng. Do đó, bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề nhổ răng khôn khi mang thai thì bà bầu nên đảm bảo chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn chế tình trạng sâu răng làm hỏng răng và cũng phải nhổ bỏ.

Hãy thực hiện vệ sinh răng miệng theo tiêu chuẩn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giảm thiểu nguy mắc bệnh lý về răng. Đồng thời mẹ bầu cần cố gắng tránh những thực phẩm có hại cho răng và tiến hành kiểm tra răng miệng thường xuyên cả khi mang thai và sau khi sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý không đánh răng ngay sau khi nôn nghén vì điều này sẽ làm hỏng bề mặt men răng. Vậy bên hãy súc miệng bằng nước và chải răng sau đó 30 phút.

Chăm sóc răng miệng khi mang thai cần được chú trọng

Như vậy, nhổ răng khôn khi mang thai có nên hay không sẽ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn của bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ đảm bảo thăm khám và đưa ra phương án tối ưu để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Trong trường hợp phải nhổ răng khôn khi mang thai thì mẹ cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần lựa chọn được địa chỉ nhổ răng uy tín cho mình để đảm bảo bác sĩ tay nghề cao và thiết bị nha khoa hiện đại. Như vậy sẽ đảm bảo ca nhổ răng khôn khi mang thai cho mẹ bầu diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau nhức.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.