Các cách chữa răng thưa tại nhà có hiệu quả không?
Các cách chữa răng thưa tại nhà vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí, do đó không ít người lựa chọn giải pháp này để điều trị răng thưa giúp đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Các cách chữa răng thưa tại nhà vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí, do đó không ít người lựa chọn giải pháp này để cải thiện tình trạng răng thưa giúp hàm răng đạt tính thẩm mỹ cao. Nhưng liệu chữa răng thưa tại nhà có hiệu quả, có an toàn không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng thưa là gì? Gây ra những ảnh hưởng gì?
Răng thưa hay răng hở kẽ là tình trạng răng không sát khít nhau mà tạo thành khoảng cách giữa các răng, thường gặp nhất là ở vị trí răng cửa. Khi đó không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh lý răng miệng.
Gây mất thẩm mỹ
Biểu hiện răng thưa rất dễ bị lộ ra khi nói cười làm nụ cười kém duyên, khuôn mặt mất thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp, ảnh hưởng xấu công việc và cuộc sống hàng ngày.
Giắt thức ăn
Răng hở kẽ sẽ gây ra tình trạng giắt thức ăn ở khe răng, khi đó nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
Lệch khớp cắn gây tổn thương hàm
Răng thưa về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn hai hàm. Khi đó sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, làm tổn thương khớp hàm, rối loạn khớp thái dương và có nguy cơ gây tổn thương xương hàm rất nguy hiểm.
Nguy cơ mất răng:
Do các răng không sát khít với nhau nên làm giảm lực liên kết khiến các răng dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Vì vậy răng sẽ ngày càng yếu dần, dễ lung lay và khiến răng bị gãy rụng.
Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trên mà việc điều trị răng thưa cần phải can thiệp sớm. Để biết cách chữa răng thưa tại nhà như thế nào thì bạn hãy tham khảo nội dung trong phần tiếp theo nhé!
2. Các cách chữa răng thưa tại nhà được nhiều người áp dụng
Đối với các trường hợp răng thưa gây mất thẩm mỹ thì chắc hẳn ai cũng mong muốn có giải pháp chữa trị nhanh chóng mà lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây sẽ là 2 cách chữa răng thưa tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Dùng dây thun để làm khít răng thưa
Cách này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng một sợi thun nhỏ có độ đàn hồi tốt để buộc vào giữa 2 răng thưa.
Dùng lực bàn tay để chữa răng thưa tại nhà
Lấy ngón tay cái và tay trỏ để bóp và kéo 2 chiếc răng thưa sát lại gần nhau. Những phút đầu lên thực hiện nhẹ nhàng, sau đó tăng dần lực trên răng.
3. Cách điều trị răng thưa tại nhà có hiệu quả không?
Với 2 cách chữa răng thưa tại nhà ở trên thì bạn có thể thấy nó thực hiện rất đơn giản, không tốn kém chi phí nhưng liệu có mang lại hiệu quả hay không?
Thực tế, đây chỉ là những phương pháp chữa răng thưa được truyền miệng chứ hoàn toàn chưa được khoa học chứng thực. Các chuyên gia nha khoa cũng khuyến cáo không nên chữa răng thưa tại nhà vì nó có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề răng miệng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Một số biến chứng do điều trị răng thưa sai cách bằng các dụng cụ tại nhà hoặc bằng lực bàn tay như sau:
- Do tác động lực không đều nên có thể khiến răng dịch chuyển sai vị trí, răng ngày càng lệch lạc hơn. Hàm răng sai lệch nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến đau khớp hàm, bệnh rối loạn khớp thái dương hàm.
- Niềng răng tại nhà bằng dây thun có nguy cơ làm viêm nướu, nhiễm trùng mô nướu khiến răng lung lay và dễ gãy rụng.
- Răng bị đau nhức, ê buốt, nghiêm trọng hơn là gây viêm tủy, chết tủy rất khó phục hồi.
- Nếu chữa răng thưa tại nhà cho trẻ thành niên thì biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn, có thể làm sai lệch xương và khớp cắn.
Như vậy, thay vì thực hiện các phương pháp thiếu cơ sở khoa học, không rõ về hiệu quả mà lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe thì tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa để chỉnh nha. Một nha khoa uy tín, chất lượng sẽ giúp bạn điều trị răng thưa hiệu quả với một mức giá phù hợp.
Xem thêm:
Hàm móm là gì? Hàm móm có niềng răng được không?
4. Giải pháp điều trị răng thưa nào tối ưu nhất?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị răng thưa tại nha khoa bao gồm trám răng, bọc răng sứ và niềng răng. Nếu xét về mức độ an toàn, hiệu quả lâu bền và không xâm lấn răng thật thì niềng răng là phương pháp tối ưu nhất. Đồng thời đây cũng là giải pháp áp dụng được ở hầu hết các trường hợp răng thưa nhẹ hay nặng.
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung hoặc máng niềng trong suốt để tạo lực kéo trên răng, từ đó dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này có kế hoạch rõ ràng, có sự theo sát và chỉ dẫn của nha sĩ trong suốt quá trình chỉnh nha nên ngăn ngừa được tình trạng dịch chuyển sai lệch như các cách chữa răng thưa tại nhà.
Tuy nhiên, thời gian niềng răng tương đối dài cần từ 18 – 24 tháng để hoàn tất. Chi phí niềng răng thưa thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ tình trạng răng miệng, tay nghề bác sĩ điều trị hay phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Vậy nên, nếu bạn băn khoăn niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền thì hãy thăm khám trực tiếp tại nha khoa để bác sĩ tư vấn cụ thể.
Khi đó, bạn hãy lựa chọn cho mình nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn, thiết bị nha khoa hiện đại, vật liệu chỉnh nha chính hãng. Như vậy thì việc điều trị răng thưa sẽ diễn ra một cách thuận lợi nhất, nhanh chóng và mang lại kết quả cao.
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa