Các loại nhiễm màu răng và cách khắc phục hiệu quả
Nhiễm màu răng hình thành trong quá trình phát triển gồm 3 loại với nhiều mức độ khác nhau. Tìm hiểu các loại nhiễm màu răng và cách khắc phục qua bài viết sau.
Nhiễm màu răng hình thành trong quá trình phát triển bao gồm 3 loại với các mức độ khác nhau và bạn có thể làm trắng răng tại nhà hoặc đến nha khoa tùy vào tình trạng nặng nhẹ. Dưới đây là các loại nhiễm màu răng và cách khắc phục hiệu quả mà bạn cần biết để có hàm răng sáng bóng, đều màu.
1. Các loại nhiễm màu răng trong quá trình phát triển
Răng bắt đầu bị nhiễm màu ngay từ khi hình thành mầm răng hoặc ngay sau khi răng nhú ra khỏi lợi. 3 loại nhiễm màu răng bao gồm: nhiễm màu Bilirubin, nhiễm màu Porphyrin và nhiễm kháng sinh.
1.1 Nhiễm màu Bilirubin
Nhiễm màu Bilirubin thường xuất phát từ cơ địa của bệnh nhân, lượng Bilirubin có trong máu của bệnh nhân cao hơn mức bình thường ngay từ khi mới sinh ra. Thông thường loại nhiễm màu răng này sẽ kèm theo các triệu chứng tan máu.
Đây là bệnh lý rất hiếm gặp và có các biểu hiện như vàng da bẩm sinh, các sắc tố mật lắng đọng trong ngà răng và làm răng sữa có màu xanh.
1.2 Nhiễm màu Porphyrin
Bệnh lý nhiễm màu Porphyrin là bệnh di truyền, nguyên nhân là do nhiễm sắc thể bị rối loạn và chuyển hóa Porphyrin bẩm sinh.
Người bệnh bị nhiễm màu răng Porphyrin sẽ có triệu chứng răng nâu đỏ và có hiện tượng phát huỳnh quang đỏ khi chiếu ánh sáng cực tím vào. Điều này được giải thích là do sự xâm nhập các sắc tố đỏ Porphyrin lưu truyền trong máu vào men răng và ngà răng.
1.3 Nhiễm kháng sinh
Răng bị nhiễm kháng sinh thường là do ảnh hưởng của quá trình mang thai, mẹ đã sử dụng nhiều thuốc kháng sinh vào thời điểm thai nhi đang hình thành xương và răng. Chúng tạo các phức tạp với canxi hình thành các tinh thể màu lắng đọng trong các tổ chức cứng bao gồm xương và răng.
Loại nhiễm màu răng này nằm tập trung ở ngà răng, men răng dù ít nhưng cũng góp phần khiến răng bị ố vàng, nhiễm màu.
Xem thêm: Răng nhiễm fluor có tẩy trắng được không?
2. Cách khắc phục các trường hợp nhiễm màu răng
Hiện nay, với các công nghệ nha khoa hiện đại thì việc khôi phục răng trắng đẹp, loại bỏ các chất nhiễm màu răng bẩm sinh không còn là việc khó nữa. Khi đến nha khoa bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra và đánh mức độ nhiễm màu để lựa chọn kỹ thuật tẩy trắng răng hoặc bọc sứ để phục hình.
2.1 Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng nhiễm kháng sinh tại nha khoa sử dụng công nghệ laser hiện đại, kích hoạt nhanh chóng các hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng, giúp hàm răng trắng sáng nhanh chóng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh mức độ laser thích hợp nhất để quá trình tẩy trắng răng diễn ra an toàn và hiệu quả.
Quá trình tẩy trắng răng thường diễn ra trong khoảng 30 – 60 phút và chỉ trong 1 lần hẹn là bạn đã có hàm răng đẹp lâu bền từ 3-5 năm.
2.2 Bọc sứ thẩm mỹ
Trong trường hợp răng bị nhiễm màu kháng sinh nặng thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ không hiệu quả. Lúc này, bạn nên thực hiện bọc sứ thẩm mỹ để khắc phục.
Phương pháp bọc sứ thích hợp nhất cho tình trạng nhiễm kháng sinh là dán sứ Veneer siêu mỏng, phủ sứ bên ngoài răng để tăng tính thẩm mỹ.
Dán sứ siêu mỏng chỉ cần mài cùi răng từ 0,3 – 0,5mm, vì thế phương pháp này sẽ không tác động nhiều đến men răng nên sẽ bảo tồn răng thật một cách tối ưu nhất. Lớp sứ Veneer sẽ giúp hàm răng trắng sáng, đều đẹp tự nhiên, đồng thời răng bền chắc hơn rất nhiều.
Hai phương pháp điều trị nhiễm màu răng sẽ phù hợp với từng mức độ nhiễm màu cụ thể, hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ tìm nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị thích hợp nhất. Ngoài các trường hợp nhiễm màu răng ở trên, răng có thể bị ố vàng, xỉn màu do mảng bám cao răng hoặc răng bị nhiễm fluor.
Mọi thắc mắc xin liên hệ 0963 333 844 để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn chi tiết cho bạn nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa