Fluor là chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ răng chắc khỏe hơn, tuy nhiên trong trường hợp cơ thể hấp thụ quá nhiều fluor thì lại hoàn toàn không tốt cho răng. Các răng nhiễm fluor sẽ dần bị đổi màu, chuyển thành dạng trắng đục và có đốm trắng liti nằm rải rác trên bề mặt của răng gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để phòng tránh và xử lý tình trạng răng nhiễm Fluor.
Nội dung bài viết
1. Răng nhiễm màu fluor là gì?
Răng nhiễm fluor là một bệnh lý răng miệng do tình trạng dư thừa fluor làm thay đổi hình thái ban đầu của men răng. Tình trạng này thường diễn biến nhanh hơn ở giai đoạn phát triển răng nướu, tức là trẻ sẽ có nguy cơ răng nhiễm fluor cao hơn người lớn. Nhưng thông thường bố mẹ sẽ khó phát hiện bệnh lý này ở trẻ bởi răng lúc này vẫn phát triển dưới nướu, phải đến khi trẻ lớn lên, răng mọc hoàn thiện mới bị phát hiện nhiễm fluor.
Với những người có răng bị nhiễm màu fluor bạn sẽ nhận thấy trên răng có những biểu hiện sau đây:
- Tình trạng nhẹ thì răng có màu trắng đục, xuất hiện nhiều đốm màu trên về mặt của răng. Khi đó, màu sắc của răng không được đồng đều, chỗ tối chỗ sáng xuất phát từ ngay bên trong.
- Nếu răng nhiễm fluor nặng thì răng xuất hiện nhiều đốm trắng lớn, mặt răng rỗ thô ráp. Tình trạng này khiến răng bị đổi màu vĩnh viễn dù có tẩy trắng cũng không khôi phục được.
2. Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm màu fluor
Với công dụng của fluor là tăng cường sức đề kháng cho răng, giúp men răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh lý sâu răng nên nhiều người đã lầm tưởng việc bổ sung fluor là cần thiết. Nhưng thực tế, trong cơ thể chỉ nên có một lượng fluor vừa đủ, nếu hấp thụ quá nhiều fluor thì sẽ dẫn đến tình trạng răng nhiễm Fluor.
Thông thường tình trạng nhiễm màu fluor thường là do sử dụng quá nhiều fluor trong thời gian dài ở giai đoạn nhỏ tuổi. Do thói quen sử dụng các chế phẩm có chứa nhiều fluor bao gồm kem đánh răng, nước súc miệng có fluor, nguồn nước có fluor hoặc các loại thuốc có thành phần này. Đồng thời việc thừa fluor cũng có thể là do chế độ ăn uống hàng ngày làm hấp thụ quá nhiều fluor dẫn đến những ảnh hưởng men răng về sau này.
3. Các xử lý tình trạng răng nhiễm fluor
Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của răng bị nhiễm màu fluor mà bác sĩ sẽ chỉ định tẩy trắng răng, bọc răng sứ hay dán sứ Veneer để khắc phục.
3.1 Tẩy trắng răng bị nhiễm màu fluor
Trường hợp răng nhiễm màu fluor nhẹ, bác sĩ sẽ xem xét có thể tẩy trắng răng được không và tư vấn cho bạn hiệu quả sau tẩy trắng. Răng nhiễm fluor tẩy trắng tại Nha khoa Trẻ được thực hiện với công nghệ laser để phá vỡ các thành phần gây nhiễm màu răng.
Khi thực hiện bạn sẽ được che nướu răng để hạn chế thuốc tẩy kích ứng lên nướu. Sau khi tẩy trắng răng nhiễm fluor, răng sẽ trắng sáng trở lại, men răng cũng được tăng cường giúp răng chắc khỏe hơn. Thời gian tẩy trắng răng bị nhiễm fluor khá nhanh, chỉ sau 30 phút là bạn đã có hàm răng trắng sáng như mong muốn.
Xem thêm: Tẩy trắng răng nha khoa giá bao nhiêu?
3.2 Bọc răng sứ cho răng nhiễm fluor
Bọc răng sứ sẽ được chỉ định cho các trường hợp nhiễm màu răng và không thể thực hiện tẩy trắng răng. Ngoài trường hợp răng nhiễm Fluor, bọc răng sứ có thể được thực hiện khi răng bị nhiễm kháng sinh, răng bị nhiễm tetracycline. Phương pháp này sẽ khắc phục khuyết điểm trên răng bằng cách chụp một mão răng sứ lên trên răng thật, chiếc răng sứ này phải được thiết kế với hình dáng, màu răng trắng trong tương tự răng thật để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.
Trước khi tiến hành bọc mão răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài răng thật để tạo thành trụ răng cho răng sứ. Bọc răng sứ phải mài răng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào kích thước và sức khỏe của răng thật. Đồng thời tỷ lệ mài răng phải đảm bảo sau bọc răng sứ vừa vặn, sát khít và không bị kênh cộm. Bọc răng sứ sẽ chỉ mất từ 2 – 3 ngày là hoàn tất, mà có thể sử dụng được 15 – 20 năm hoặc thậm chí hơn nữa nếu được chăm sóc đúng cách.
3.3 Dán răng sứ Veneer
Ngoài 2 phương pháp trên thì dán răng sứ Veneer cũng là một trong những kỹ thuật được áp dụng phổ biến để phục hình răng bị nhiễm màu. Kỹ thuật phục hình răng tương tự như bọc răng sứ nhưng sử dụng một mặt dán sứ mỏng hơn và tỷ lệ mài cùi răng cũng được hạn chế tối đa. vì vậy, phương pháp này giúp răng thật ít bị xâm lấn nhất, bảo vệ răng tối ưu mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ nên có mức chi phí cao hơn so với bọc răng sứ.
Với những thông tin ở trên, Nha khoa Trẻ hy vọng các bạn đã hiểu rõ về tình trạng răng nhiễm fluor cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Để biết chính xác tình trạng răng của bản thân và tìm được phương pháp điều trị phù hợp thì bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
NHA KHOA TRẺ
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Website: https://nhakhoatre.com/