Bông tự tiêu cầm máu sau nhổ răng và những điều cần lưu ý
Bông tự tiêu được sử dụng trong một số kỹ thuật điều trị nha khoa. Có những trường hợp phải sử dụng bông tự tiêu để cầm máu vết thương sau nhổ răng. Vậy bông tự tiêu là gì? Mất bao lâu để tiêu hết? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để hiểu thêm về bông tự tiêu sau nhổ răng nhé!
1. Bông tự tiêu khi nhổ răng là gì?
Bông tự tiêu khi nhổ răng là một miếng xốp nhỏ chứa thành phần gelatin động vật hoặc colloidal bạc. Khi đặt bông tự tiêu vào huyệt ổ răng thì không chỉ có tác dụng cầm máu như bông gạc thông thường mà còn hỗ trợ tăng cường đông máu, sát trùng vết thương.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định sử dụng bông tự tiêu. Mà thường được sử dụng ở các vết thương nhỏ, lỗ răng bé. Với các trường hợp tổn thương lớn như nhổ răng khôn mọc lệch mọc ngầm thì sẽ tiến hành khâu vết thương và chỉ dùng bông tự tiêu nếu có sự cố không cầm được máu.
Thủ thuật khâu chỉ tự tiêu sau nhổ răng khôn sẽ giúp huyệt ổ răng nhanh lành hơn, vết thương cũng được đóng kín hơn khi sử dụng bông tự tiêu. Đồng thời hạn chế được tối đa tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm, nhiễm trùng ổ răng.
2. Bông cầm máu sau nhổ răng bao lâu thì tiêu hết?
Bông tự tiêu được đặt vào vị trí vừa nhổ răng sẽ lấp đầy khoảng trống và không gây ra bất kỳ kích thích nào. Hơn nữa, bông xốp có cấu tạo đặc biệt nên có khả năng thấm hút và đông máu nhanh.
Sử dụng bông tự tiêu để cầm máu sau nhổ răng sẽ cần từ khoảng 5-7 ngày. Một số trường hợp có thể muộn hơn do cơ địa khác nhau ở mỗi người. Thời điểm bông tiêu hết thì vết thương nhổ răng cũng đã hết sưng đau, việc ăn uống hay sinh hoạt cũng trở lại bình thường.
Ngoài ra, bạn vẫn cần chú ý đến bông tự tiêu ở ổ răng bởi có những trường hợp bông không tự tiêu theo đúng chức năng. Lúc này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để tư vấn và thăm khám để xử lý kịp thời.
3. Sử dụng bông tự tiêu có gây hôi miệng không?
Tình trạng hôi miệng sau nhổ răng khôn và khi sử dụng bông tự tiêu khá thường gặp. Nguyên nhân là do quá trình ăn uống, vụn thức ăn ít nhiều mắc kẹt tại bông tự tiêu. Việc vệ sinh răng miệng cũng hạn chế nên dễ gây hôi miệng. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.
Sau nhổ răng, tốt nhất bạn nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu thực hiện đúng thì chắc chắn sẽ làm giảm thiểu được tình trạng hôi miệng sau nhổ răng và còn giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.
4. Làm thế nào khi bông tự tiêu bị rơi ra ngoài?
Sau một thời gian sử dụng bông tự tiêu thì kích thước của nó sẽ dần nhỏ lại và tiêu hết. Nhưng khi đó có thể xảy ra hiện tượng bông xốp tự tiêu rơi ra ngoài, thường gặp nhất là sau khoảng 2-3 ngày. Những nguyên nhân chính khiến bông rớt ra ngoài là do lưỡi chạm quá nhiều lần vào ổ răng, súc miệng mạnh, chải răng sai cách,…
Nếu bông rơi ra khi vết thương đã lành thì sẽ không gây ảnh hưởng gì, bạn chỉ cần chăm sóc cẩn thận để vết thương hồi phục hoàn toàn. Trường hợp khác, bông tự tiêu rơi ra ngoài quá sớm sẽ làm giảm tác dụng lành thương, thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Do đó, khi nhận thấy bông tự tiêu có dấu hiệu rơi ra ngoài thì bạn cần tìm cách khắc phục ngay lập tức. Nếu bông vẫn còn dính một phần tại vết thương thì bạn có thể dùng ngón tay hoặc dụng cụ gắp nha khoa để lấy bông ra ngoài. Nhưng hãy đảm bảo rửa tay sạch sẽ và dụng cụ gặp đã được vệ sinh kỹ lưỡng.
Sau khi bông được lấy ra, nếu còn hiện tượng chảy máu thì bạn có thể sử dụng bông gòn hoặc bông gạc chắn chặt từ 15-20 phút để cầm máu. Trường hợp không thể gắn lại bông hoặc nhận thấy dấu hiệu bất thường nào khác thì hãy đến nha khoa để bác sĩ xử lý, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Nhổ răng khôn quên không cắt chỉ có sao không?
5. Cần làm gì sau nhổ răng để cầm máu tốt, ngăn ngừa biến chứng?
Bên cạnh các vấn đề về bông tự tiêu thì cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng và nhiều lưu ý quan trọng khác cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cầm máu và lành thương của bạn. Vì vậy hãy chủ động tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để sau nhổ răng khôn không đau, không biến chứng.
- Ngay sau nhổ răng, bạn cần cắn chặt bông gạc để tạo lực ép nhất định giúp máu ngưng chảy.
- Trong thời gian cầm máu thì người bệnh nên hạn chế nói chuyện để tránh bông gạc lệch vị trí hay rơi ra ngoài.
- Tuyệt đối không dùng lưỡi, ngón tay hay bất kỳ vật gì tiếp xúc vào vết thương mới nhổ răng.
- Không súc miệng, khạc nhổ để tránh tạo áp lực lên vết thương gây chảy máu trở lại.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
- Chường đá trong ngày đầu nhổ răng để nhanh hình thành cục máu đông, từ ngày thứ 2 thực hiện chườm ấm để lưu thông máu và nhanh lành thương.
- Nghỉ ngơi sau nhổ răng để tạo điều kiện cho vết thương hồi phục nhanh hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn thực phẩm mềm và kiêng các thực phẩm cứng, dai, giòn để tránh hoạt động ăn nhai nhiều.
- Sau nhổ răng nên tránh các loại đồ uống chứa cồn, cafein, nước ngọt, tránh hút thuốc lá bởi nó làm trì hoãn quá trình lành thương, thậm chí gây nhiễm trùng vết thương sau nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách vào ngày hôm sau nhổ răng. Có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng nhẹ nhàng, chải răng thì nên tránh tác động vào vết thương.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên thì chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về việc sử dụng bông tự tiêu để cầm máu sau nhổ răng rồi chứ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.