5 bệnh lý răng miệng hay gặp nhất: Nguyên nhân và cách điều trị
Bạn nên tìm hiểu các bệnh lý răng miệng để có cách phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Các bệnh lý răng miệng dù ở mức độ nhẹ hay nặng cũng sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và công việc thường ngày của bạn. Do đó, bạn nên tìm hiểu các bệnh về răng miệng để có cách phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh lý để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
1. Sâu răng – Bệnh lý răng miệng phổ biến nhất
Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sau khi ăn, các mảng bám tồn đọng trên răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công làm mòn men răng và hình thành các lỗ sâu răng.
Biểu hiện của bệnh lý sâu răng là sự thay đổi màu sắc trên răng, răng xuất hiện các chấm nhỏ có màu nâu đen. Ban đầu răng sâu có thể không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu tiến triển nặng hơn sẽ gây ra những cơn đau buốt, ê nhức thoáng qua, nghiêm trọng hơn là sâu răng vào tủy gây đau nhức dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng, viêm nhiễm lan rộng, sưng chân răng.
Điều trị bệnh lý sâu răng có thể phải can thiệp biện pháp nha khoa hoặc không tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người. Nếu răng mới chớm sâu sẽ chỉ cần thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tự phục hồi. Các trường hợp nặng hơn sẽ cần trám răng, điều trị tủy răng để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng tái phát.
2. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng do sâu răng hay do chấn thương đều gây ra những cơn đau nhức trên răng, có thể là thoáng qua hoặc đau nhức âm ỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn. Viêm tủy răng cấp tính sẽ gây sưng tấy vùng chân răng có thể làm nhiễm khuẩn các khu vực xung quanh gây nguy hiểm cho răng miệng.
Khi điều trị viêm tủy răng sẽ cần làm sạch hết phần tủy viêm, hoại tử, sau đó tiến hành trám ống tủy. Có thể thực hiện bọc răng sứ sau khi chữa tủy răng nhằm bảo vệ răng tốt hơn, khôi phục hình dáng và màu sắc trên răng giúp đạt tính thẩm mỹ cao hơn.
Xem thêm: 9 vấn đề răng miệng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
3. Răng bị nứt, vỡ chân răng
Tình trạng răng sứt mẻ, mòn men răng do axit có trong thực phẩm thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến răng dễ bị mòn và nứt vỡ. Răng trở nên nhạy cảm hơn với các thức ăn nóng, lạnh.
Để hạn chế tình trạng này thì bạn nên giảm bớt các thực phẩm có chứa axit như: nước có gas, nước tăng lực, trà đặc. Khi răng đã bị sứt mẻ đã vào đến tủy răng sẽ cần chữa tủy răng, đồng thời bọc răng sứ để phục hình răng bị vỡ. Trường hợp răng nứt vỡ quá sâu dưới chân răng thì buộc phải tiến hành nhổ răng, sau đó trồng răng giả để khôi phục.
4. Bệnh viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng tổn thương ở nướu răng, là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm. Bệnh lý răng miệng này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mất răng ở người lớn. Các triệu chứng của viêm nướu là hôi miệng, nướu sưng đỏ, đau và có hiện tượng chảy máu chân răng.
Nguyên nhân mắc viêm nướu được xác nhận là do vệ sinh răng miệng kém làm mảng bám và cao răng hình thành ở nướu lợi. Hay các đối tượng hút thuốc, mắc bệnh đái tháo đường hoặc chứng khô miệng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý nướu răng.
Lúc này bạn cần chú trọng việc vệ sinh răng miệng của mình, chải răng kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh hiệu quả hơn. Nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ để giảm viêm nướu hiệu quả.
5. Bệnh viêm nha chu
Khi viêm nướu nặng hơn sẽ tiến triển thành viêm nha chu, có thể xuất hiện túi mủ. Các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm sẽ khiến răng mất đi liên kết với các các tổ chức nâng đỡ này khiến răng lung lay và gãy rụng. Viêm nha chu nặng có thể ảnh hưởng đến cả xương ổ răng gây ra tình trạng mất răng hàng loạt. Do đó, nếu nhận thấy sớm các triệu chứng viêm nướu hay viêm nha chu thì bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Răng thỏ là gì? Răng thỏ đẹp hay xấu ở nam và nữ?
Răng chó ở người là như thế nào? Tính cách, vận mệnh ra sao?
Đa số các bệnh lý răng miệng đều xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Do đó, bạn hãy chủ động bảo vệ răng miệng của mình bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt và chế độ ăn uống hợp lý hơn. Bạn cũng nên khám răng định kỳ tại nha khoa để chăm sóc răng miệng thường xuyên, lấy cao răng và mảng bám định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý sâu răng, viêm nướu.