NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Cách phòng ngừa và xử lý kịp thời

Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn tùy vào mức độ bệnh lý, có thể chữa mòn chân răng bằng cách trám răng, điều trị fluor,...

Những chiếc răng sữa đầu đời của trẻ có thể gặp phải một số bệnh lý, mòn chân răng hay mủn răng sữa nhiều nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của bệnh mòn chân răng ở trẻ em là do đâu? Cách phòng ngừa và khắc phục như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em: Cách phòng ngừa và xử lý kịp thời

1. Nguyên nhân trẻ bị mòn răng sữa 

Mòn răng ở trẻ em xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ lo lắng và không biết cách chữa mòn răng ở trẻ như thế nào. Để hiểu rõ về tình trạng này, hãy cùng Nha khoa Trẻ đến với 

1.1 Trẻ chưa hoặc không biết cách vệ sinh răng miệng 

Không đánh răng thường xuyên và đánh răng qua loa sẽ khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng của trẻ. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, lớp men răng sẽ bị ăn mòn. Điều này dẫn đến những tổn thương trên răng sữa của trẻ, mủn răng cũng như sún răng.

1.2 Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng mòn men răng của trẻ là do chế độ ăn uống chưa phù hợp khi quá nhiều đường, tinh bột,… mà lại thiếu các chất cần thiết. Ở trẻ nhỏ, việc ăn nhiều đồ ngọt có đường, nước có gas,… sẽ để lại nhiều mảng bám, lượng đường dư thừa và tăng tốc độ mòn răng của trẻ. 

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ sâu răng, mòn răng cao

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ cũng không để ý nghĩ rằng con ăn uống được là tốt và có xu hướng cho con ăn theo ý thích. Từ đó, chế độ ăn có thể thiếu đi canxi và fluor, hai khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng, giảm nguy cơ ăn mòn và sâu răng.

1.3 Xuất phát từ những thói quen xấu của trẻ

Thói quen bú bình ở trẻ em, ngậm núm vú trong thời gian dài, nghiến răng khi ngủ,… cũng là nguyên nhân làm răng trẻ em bị bào mòn. Kết hợp với lúc ngủ nước bọt tiết ra ít hơn thì điều này sẽ tạo nên môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

1.4 Do di truyền, bẩm sinh cơ địa

Những trường hợp này thường khá hy hữu khi cha mẹ, ông bà bị sâu răng, răng yếu thì có thể ảnh hưởng đến thế hệ sau này. Bên cạnh đó, răng sữa lúc mới đầu mọc thì có lớp ngà và men tương đối mỏng. Lúc này, răng của trẻ sẽ dễ bị ăn mòn hơn hẳn so với người lớn và những đối tượng khác. 

2.  4 dấu hiệu nhận biết tình trạng ăn mòn chân răng

Bệnh lý ăn mòn chân răng ở trẻ em tiến triển trong thời gian dài, ban đầu có thể không gây ra vấn đề gì nhưng sau đó sẽ khiến trẻ khó chịu, đau nhức, ăn uống khó ăn. Để dễ dàng theo dõi và xử lý kịp thời bệnh răng miệng ở trẻ thì bố mẹ hãy lưu ý đến những dấu hiệu bị ăn mòn chân răng dưới đây.

2.1 Răng sữa bị xỉn màu

Nếu bố mẹ chú ý đến màu sắc của răng sữa thì sẽ thấy vị trí răng bị ăn mòn lộ ra dải màu trắng xỉn. Khi mức độ ăn mòn răng nghiêm trọng hơn thì răng sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu đen.

2.2 Răng đau nhức, nhạy cảm

Khi bề mặt men răng đã bị tổn thương, răng bị ăn mòn vào đến ngà răng sẽ khiến răng nhạy cảm. Đặc biệt đau nhức, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.

2.3 Nướu lợi sưng đỏ

Khi bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em tiến triển nặng, mất phần lớn thân răng thì sẽ dần làm ảnh hưởng đến mô nướu quanh răng. Xuất hiện tình trạng nướu lợi sưng tấy, chảy máu, lâu ngày gây viêm nướu ở trẻ em.

2.4 Ăn mòn chân răng ở trẻ gây hôi miệng

Khi răng miệng gặp vấn đề như mắc bệnh lý sâu răng, mòn răng, viêm lợi sẽ khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.

Xem thêm: 

Áp xe răng ở trẻ em: Cảnh giác 7 biến chứng nguy hiểm

[Tư vấn] Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?

Răng bị ăn mòn gây hôi miệng

3. Trẻ bị mòn răng có sao không? 

Với những triệu chứng ở trên thì bố mẹ hoàn toàn có thể phát triển sớm bệnh lý răng miệng ở con và có phương án xử lý kịp thời. Với những trường hợp không điều trị làm bệnh lý kéo dài lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

3.1 Trẻ biếng ăn, chậm phát triển thể chất

Vấn đề thường gặp nhất khi trẻ bị ăn mòn răng là tình trạng đau nhức, ê buốt răng dai dẳng. Khi đó trẻ sẽ gặp khó khăn khi ăn uống, trẻ trở nên biếng ăn gây thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ em.

3.2 Viêm tủy, tăng nguy cơ mất răng

Ăn mòn chân răng ở trẻ em sẽ tiến triển dần vào mô tủy gây viêm tủy, hoại tử tủy răng không thể phục hồi. Lúc này, răng dễ bị lung lay và gãy rụng. Nếu mất răng sớm và răng vĩnh viễn chưa mọc lên sẽ ảnh hưởng đến việc ăn nhai và phát âm.

3.3 Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí

Với các trường hợp mất răng sữa sớm trước thời điểm thay răng thì mầm răng vĩnh viễn mất đi định hướng. Răng mọc lên lộn xộn, chen lấn vào vị trí mất răng gây sai khớp cắn.

Răng mọc lên lộn xộn, lệch khớp cắn

4. Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Để ngăn ngừa các vấn đề không mong muốn sau khi bị ăn mòn chân răng ở trẻ em thì tốt nhất bố mẹ nên chưa bé đến nha khoa trẻ em uy tín để được điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ năng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp, cố gắng bảo tồn răng.

4.1 Phương pháp điều trị Fluor

Bổ sung Fluor cho răng sữa bằng nhiều cách thức khác nhau. Có thể thực hiện tại nhà bằng cách dùng kem đánh răng có Fluor hoặc nước súc miệng theo tư vấn của bác sĩ. Hoặc thực hiện điều trị Fluor tại nha khoa bao gồm bạc Diamin Florua (SDF),tái khoáng hóa men răng và ngà răng.

Phương pháp này được ứng dụng trong trường hợp răng bị ăn mòn ít, chưa ăn vào tủy răng gây sưng viêm. Lúc này răng sữa vẫn có khả năng hồi phục nếu được can thiệp đúng cách.

4.2 Trám răng sữa

Nếu ăn mòn chân răng ở trẻ em đã xuất hiện dấu hiệu sâu răng thì cần tiến hành loại bỏ các phần bị sâu và làm sạch vi khuẩn. Tiến hành trám răng bằng Composite hoặc chất trám Amalgam để lấp đầy các lỗ trên răng, ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Xem thêm:Xiết ăn răng là gì? Bé bị xiết ăn răng phải làm sao?

5.   3 Cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị mòn răng sữa 

Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên chú trọng chăm sóc và bảo vệ răng miệng của trẻ dù là hàm răng sữa hay răng vĩnh viễn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để giúp ngăn ngừa bệnh lý ăn mòn chân răng ở trẻ em.

5.1 Tìm hiểu và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng

Ba mẹ nên tìm hiểu để có thể chỉ cho bé cách vệ sinh răng miệng đúng. Tốt nhất là phụ huynh nên cùng trẻ đánh răng và hình thành thói quen chải răng kỹ càng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu bé chải quá nhanh, quá mạnh hay chỉ đánh qua loa cho xong, hãy cho trẻ những lời khuyên và chỉ trẻ thực hiện cho đúng.

Tập cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày

Hãy cho trẻ sử dụng loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng flour phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể kết hợp thêm một số sản phẩm được nha khoa tin dùng như nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước,…

5.2 Chuẩn bị chế độ ăn uống phù hợp 

Nếu cha mẹ muốn hạn chế tối đa tình trạng răng trẻ em bị mòn thì nên chuẩn bị cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp. Những lưu ý quan trọng có thể kể đến như:

  • Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo. Đặc biệt là không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ để tránh làm ảnh hưởng đến men răng.
  • Chuẩn bị đa dạng thực phẩm cho bé với các loại rau củ, các loại thịt, cá, trứng, sữa,… Đây là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất quan trọng cho răng trẻ được chắc khỏe, hạn chế răng sữa bị mòn, sỉn màu hay bị mủn.
  • Các loại nước ngọt có gas, chứa axit, có thể bám lại màu trên răng không nên được sử dụng thường xuyên. Thay vào đó, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ bổ sung đầy đủ nước lọc hằng ngày để khoang miệng không bị khô và đồng thời có thể cuốn trôi đi các mảng bám.

5.3 Cho trẻ thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ

Để có thể phát hiện các bệnh lý như ăn mòn chân răng ở trẻ em và điều trị sớm nhất có thể, ba mẹ nên đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng tổng quát răng miệng của trẻ cũng như đưa ra những phương án giải quyết phù hợp. Mọi thắc mắc của cha mẹ đều sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết nhất.

Như vậy, bài viết trên đây của Nha Khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết đến bố mẹ những thông tin về bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em. Nếu cần tư vấn hoặc thăm khám trực tiếp thì bố mẹ có thể liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.