Bé mọc răng nanh trước răng cửa có sao không? Cần lưu ý gì?
Bé mọc răng nanh trước răng cửa có thể là do cơ địa, yếu tố di truyền hoặc do dinh dưỡng. Việc này không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
Giai đoạn bé mọc răng và thay răng là giai đoạn mà các mẹ quan tâm nhất. Thông thường, bé sẽ mọc răng cửa trước sau đó mới mọc đến răng hàm nhỏ và răng nanh. Tuy nhiên, có những trường hợp bé mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm khiến các cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy bé mọc răng không đúng thứ tự có sao không? Chúng ta hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bé mọc răng nanh vào thời điểm nào?
Theo đúng trình tự thông thường, bé sẽ mọc những chiếc răng cửa sữa đầu tiên trong khoảng 6-12 tháng tuổi và mọc răng nanh sữa vào khoảng 16-22 tháng tuổi sau răng cửa và răng hàm nhỏ. Trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa vào tháng thứ 33 và thời điểm thay răng vĩnh viễn vào tầm trẻ 6-7 tuổi, theo đúng trình tự răng nào mọc trước sẽ thay trước.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều sẽ mọc răng nanh theo đúng các mốc thời gian trên. Có những trường hợp bé mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm nhỏ khiến phụ huynh vô cùng lo lắng và cho rằng đây là hiện tượng bất thường.
Bác sĩ nha khoa khẳng định việc mọc răng sữa nói chung và răng nanh nói riêng của bé sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé chứ không hẳn là bất thường. Bên cạnh đó, tình trạng bé mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm cũng không quá hiếm gặp. Vì thế cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi, sát sao sự thay đổi của con.
2. Bé mọc 2 răng nanh trước răng cửa, răng hàm có sao không?
Tình trạng bé mọc răng sữa trái với tự nhiên sẽ khiến cha mẹ lo lắng rất nhiều. Đặc biệt là trường hợp bé mọc răng nanh trước các răng khác bởi nó hiếm gặp hơn trường hợp bé chậm mọc răng hay mọc răng sớm.
Tuy nhiên, tình trạng này không gây nguy hiểm hay bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe toàn thân cũng như răng miệng của bé. Bé vẫn ăn uống và vui chơi bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Việc bé mọc răng nanh trước các răng khác thì nó cũng chỉ là răng sữa, tồn tại đến một thời điểm nhất định rồi sẽ rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Nhưng trong một số trường hợp, bé mọc răng nanh trước có thể gây ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn sau này. Bởi nếu trình tự mọc răng sữa không thuận theo tự nhiên thì rất có thể trình tự mọc răng vĩnh viễn cũng sẽ bị xáo trộn, khiến các răng mọc sau không có chỗ mọc. Từ đó dẫn đến tình trạng răng chen chúc, xô lệch.
3. Tại sao bé mọc răng nanh trước răng cửa hoặc răng hàm?
Theo đúng trình tự, em bé sẽ mọc răng cửa trên trước, sau đó đến răng hàm nhỏ. Nhưng có một số trường hợp, bé mọc răng nanh trước 2 nhóm răng trên. Các nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng cứ 10 bé thì sẽ có 2 bé mọc răng không đúng thứ tự. Để lý giải cho vấn đề này, cùng theo dõi một số nguyên nhân dưới đây:
3.1 Do di truyền
Nếu trong gia đình có người mọc răng nanh trước thì trẻ sinh ra cũng có thể mọc răng không đúng thứ tự. Bên cạnh đó, mẹ gặp bất ổn trong quá trình mang thai cũng có thể khiến bé mọc răng không bình thường.
3.2 Do cơ địa
Cơ địa mỗi trẻ là khác nhau nên tình trạng mọc răng sớm hay muộn hay thứ tự răng mọc lộn xộn cũng sẽ khác nhau, bậc cha mẹ khó có thể kiểm soát được. Chúng ta chỉ có thể khắc phục sau khi trẻ mọc răng vĩnh viễn để tránh tình trạng răng xô lệch.
3.3 Do chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, nếu mẹ bổ sung quá nhiều hoặc quá ít canxi và khoáng chất cũng có thể khiến bé bị mọc răng nanh trước các răng khác.
3.4 Do tác động bên ngoài
Các tác động từ môi trường như va chạm, tổn thương răng nướu hoặc tình trạng ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
4. 6 biểu hiện khi bé mọc răng nanh
Dù bé mọc răng nanh vào thời điểm nào thì cha mẹ cũng cần chú ý và quan sát sự thay đổi của bé. Do răng nanh có vị trí gần với đường mũi, má nên việc mọc răng nanh trước sẽ đau và khó chịu hơn so với việc mọc răng cửa và răng hàm. Dưới đây là một vài biểu hiện thường gặp khi bé mọc răng nanh trước, cha mẹ hãy lưu ý nhé.
4.1 Chảy nhiều dãi
Tương tự như mọc răng cửa, khi mọc răng nanh bé cũng sẽ chảy nhiều dãi hơn bình thường. Mẹ nên lau sạch dãi xung quanh miệng bé, tránh các mụn đỏ, nhiễm khuẩn xuất hiện.
4.2 Quấy khóc do lợi sưng đau
Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở con. Lợi sẽ sưng lên tại vị trí mọc răng nanh của con gây đau, khó chịu. Bé sẽ quấy khóc không ngơi.
4.3 Ngậm tay, đưa đồ vật vào miệng
Do lợi sưng nên ngứa, trẻ sẽ có xu hướng đưa bất kỳ vật gì đang cầm trên tay vào miệng để giảm sự khó chịu và ngứa trong lợi. Do đó, cha mẹ hãy vệ sinh tay bé thật sạch sẽ, chuẩn bị đồ gặm nướu, khử khuẩn đồ chơi của bé và để những đồ vật sắc nhọn ở xa tầm với của bé nhé.
4.4 Sốt nhẹ, thân nhiệt hơi cao hơn mức bình thường
Mọc răng cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi, kết hợp với tình trạng nướu bị đau nhức, nên bé có thể bị sốt. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé khi đó chỉ cao hơn mức bình thường một chút, khoảng 37,5 độ C. Nếu mẹ thấy bé sốt trên 38 độ thì có thể bé của bạn đang gặp vấn đề sức khỏe khác. Bạn cần đưa bé đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.
4.5 Đi ngoài
Theo nhiều kinh nghiệm dân gian của các mẹ, trước khi mọc răng, bé sẽ đi ngoài phân lỏng khoảng 2-3 ngày.
4.6 Bú kém hơn
Do lợi bị đau, khó chịu nên khi bé mọc răng nanh trước, bé sẽ bú kém hơn bình thường.
Xem thêm:
6 Mẹo giúp bé mọc răng như giá không đau, không sốt
Bé mọc răng chậm do thiếu Canxi ĐÚNG hay SAI?
5. Cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh trước?
Hiện tượng mọc răng nanh trước là bình thường nhưng cha mẹ cần theo dõi thời gian răng nanh sữa rụng để có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng răng vĩnh viễn của con mọc lệch lạc, sai vị trí. Ngay từ khi con có dấu hiệu mọc răng nanh trước, cách tốt nhất đó là cha mẹ hãy cho bé đi thăm khám bác sĩ nha khoa ngay. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu thấy bé mọc răng nanh trước răng cửa và răng hàm, cha mẹ tuyệt đối không được nhổ răng hay có tác động khác tới răng. Bạn chỉ nên quan sát, chú ý đến thứ tự thay đổi răng của trẻ, đồng thời chăm sóc răng có bé cẩn thận.
- Tăng cường bổ sung khoáng chất thiết yếu, các loại Vitamin và thực phẩm chứa nhiều canxi giúp răng trẻ phát triển tốt hơn.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ. Nếu bé còn nhỏ, cha mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé bằng vải xô hoặc rơ lưỡi hàng ngày để đảm bảo bé không bị các bệnh lý răng miệng như sưng lợi, sâu răng,…
- Cha mẹ nên theo dõi, kiểm tra răng miệng bé thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng của bé.
- Khi thấy bé mọc răng nanh trước, không đúng thứ tự thông thường, cha mẹ nên cho con đi thăm khám nha khoa định kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình thay răng của trẻ một cách tốt nhất.
- Nếu đến thời gian thay răng nanh nhưng răng chưa rụng hoặc chưa thấy dấu hiệu thay răng, cha mẹ cần đưa bé đến nha khoa uy tín để kiểm tra và tiến hành nhổ bỏ răng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng bé mọc răng nanh trước răng cửa và các răng khác. Nếu cha mẹ quan tâm và muốn chăm sóc răng cho con ngay từ khi còn nhỏ, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Trẻ để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Hotline: 0901 334 334
Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội