Bé mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Tại sao bé mọc răng khểnh? Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh số 3 trên cung hàm, tuy nhiên chúng không mọc thẳng hàng mà mọc chếch lên cao so với các răng khác.
Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh số 3 trên cung hàm, tuy nhiên chúng không mọc thẳng hàng mà mọc chếch lên cao so với các răng khác. Vậy lý do tại sao mà bé mọc răng khểnh? Răng khểnh ở trẻ có ảnh hưởng gì? Cách xử lý răng khểnh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao bé mọc răng khểnh?
Ở giai đoạn thay răng sữa khi trẻ được 6 tuổi thì những chiếc răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế thành răng vĩnh viễn. Khi răng nanh vĩnh viễn mọc lên ở độ tuổi 10 – 12 tuổi có thể mọc thẳng đều trên cung hàm nhưng cũng có thể mọc lệch nếu bố mẹ không chú ý. Có thể răng bé mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài, nếu răng nanh mọc chếch lên, hoặc nằm hẳn phía trên cung hàm chính là răng khểnh mà mọi người hay nói đến. Vậy nguyên nhân nào khiến bé mọc răng khểnh?
1.1 Do di truyền
Bé mọc răng khểnh có thể xuất phát từ yếu tố di truyền từ các thế hệ trước. Rất nhiều trường hợp bố mẹ hay ông bà có răng khểnh thì đến đời con cháu cũng sẽ sở hữu răng khểnh.
1.2 Do thói quen xấu lúc nhỏ
Các thói quen như lấy tay đề vào răng, dùng lưỡi đẩy răng, hay tật nghiến răng vào ban đêm,… sẽ tác động lên răng nanh đang mọc khiến chúng mọc sai hướng và tạo nên răng khểnh.
1.3 Do sự chen lấn khi mọc răng
Trong quá trình thay răng, nếu xảy ra trường hợp răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ khiến các răng chen chúc nhau trên cung hàm. Vì thế mà răng nanh cũng không còn khoảng trống để mọc buộc phải mọc chếch lên trên và hình thành răng khểnh. Một số trường hợp khác, bé có các răng vĩnh viễn kích thước to trong khi cung hàm nhỏ sẽ khiến không đủ chỗ mọc nên trồi ra ngoài tạo thành răng khểnh.
2. Trẻ mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì?
Việc bé mọc răng khểnh ban đầu sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay cơ thể của trẻ. Một số trường hợp có răng khểnh cân đối, tương xứng với hàm răng còn giúp gia tăng tính thẩm mỹ trên răng, tạo nét duyên cho người sở hữu.
Nhưng theo các chuyên gia, về lâu dài thì răng khểnh sẽ gây ra những tác động tiêu cực bởi răng khểnh là một dạng sai lệch răng và khớp cắn. Các vấn đề thường gặp phải khi bé mọc răng khểnh là:
- Răng khểnh chen giữa 2 răng tạo thành tam giác khít rất dễ mắc dính vụn thức ăn sau khi ăn uống. Dần hình thành nên mảng bám và vi khuẩn gây ra bệnh lý hôi miệng, tình trạng sâu răng hay viêm tủy cũng rất dễ xảy ra.
- Các trường hợp bé mọc răng khểnh quá xa cung hàm, hay răng khểnh kích thước không cân đối với các răng khác sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Răng nanh cũng giữ vai trò ăn nhai như các răng khác nhưng nếu là răng khểnh nằm ngoài cung hàm thì sẽ không thể tham gia vào quá trình ăn nhai, do đó làm giảm lực ăn nhai của hàm răng.
- Nếu răng khểnh mọc quá lớn sẽ gây cảm giác cộm, vướng víu khiến trẻ khó khép môi ở trạng thái nghỉ, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
Như vậy, nếu bé mọc răng khểnh thì việc mẹ cần làm lúc này là tìm phương hướng điều trị thích hợp để ngăn ngừa những biến chứng răng miệng sau này. Mẹ hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách khắc phục răng khểnh cho bé.
3. Dấu hiệu nhận biết khi mọc răng khểnh ở trẻ
Trong giai đoạn bé mọc răng vĩnh viễn, nếu mẹ thấy các dấu hiệu dưới đây thì chính là tình trạng bé mọc răng khểnh:
- Răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau trên cung hàm.
- Bé có cung hàm hẹp nên không đủ chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc lên được thẳng hàng mà mọc lệch ra ngoài.
- Các răng bên cạnh răng nanh như răng cửa nếu có kích thước quá to sẽ lấn chiếm vị trí mọc răng nanh, buộc răng nanh mọc lệch hướng.
- Số ít trường hợp bé có răng nanh sữa khểnh, khi đó có khả năng răng vĩnh viễn sau này của bé cũng khểnh.
4. Cách xử lý tình trạng mọc răng khểnh ở trẻ em
Bé mọc răng khểnh có thể mọc lệch theo nhiều hướng khác nhau, có thể ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Tùy thuộc tình trạng bé mọc răng khểnh như thế nào mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án nhổ răng hoặc niềng răng chỉnh nha. Thường thì niềng răng sẽ được ưu tiên hơn cả để bảo tồn răng thật tối ưu.
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để tác động lực giúp răng dịch chuyển dần về vị trí chuẩn trên cung hàm. Khi niềng răng bạn có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp niềng răng là niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, chúng đều sẽ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao cho bạn. Tuy nhiên, chúng sẽ có những đặc điểm cũng như ưu nhược điểm khác nhau tác động đến quá trình niềng răng của bạn.
Xem thêm:
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ gây hại gì? Cách khắc phục thế nào?
Ngoài ra, cũng số ít trường hợp răng khểnh không gây phiền toái trong việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng, mà lại tạo nét duyên thì bạn có thể giữ lại. Bạn có thể cho bé thăm khám nha sĩ để xác định răng khểnh của trẻ có gây ảnh hưởng xấu hay không và có nên giữ lại hay không.
Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn miễn phí:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa