Nội dung chính

Bé mất răng sữa sớm có sao không?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 06/06/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Mỗi chiếc răng sữa đều có một công dụng nhất định đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm,…Vì thế, việc mất răng sữa sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ.

Răng sữa của trẻ mọc theo một thứ tự nhất định, chiếc răng mọc đầu tiên là răng cửa vào khoảng 6 -7 tháng tuổi. Đến 5 – 6 tuổi thì trẻ bắt đầu thay răng sữa thành các răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ lung lay và gãy rụng sau đó răng vĩnh viễn mới mọc lên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ bị sâu răng, bị va đập nên mất răng sữa sớm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Bé mất răng sữa sớm có sao không?

1. Tầm quan trọng của răng sữa

Cũng giống với răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có những chức năng quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt khả năng ăn nhai và giúp trẻ phát âm chính xác.

Thời điểm thay răng sữa đúng chuẩn giúp bố mẹ theo dõi quá trình thay răng của con

Nếu trẻ không được quan tâm chăm sóc răng sữa tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và cơ thể của trẻ. Về lâu dài, có thể khiến hàm răng mọc sai lệch khiến trẻ ăn nhai khó khăn và gây mất thẩm mỹ cho trẻ ở độ tuổi đang khôn lớn.

Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, bởi đến thời điểm 12 tuổi là trẻ bắt đầu nhận thức được cái đẹp, trẻ sẽ ngại ngùng nếu hàm răng không đẹp, ngại nói chuyện với mọi người xung quanh. Vì vậy, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ đẻ con có hàm răng khỏe đẹp và tự tin phát triển nhé!

2. Bé mất răng sữa sớm có sao không?

Hiện tượng mất răng sữa sớm ở trẻ thường xảy ra do chấn thương khi trẻ tập đi, chạy nhảy, hoặc cũng có thể là do sâu răng ăn mòn chân răng sữa của trẻ.

Nếu trẻ vô tình bị va đạp răng miệng có thể gây mất răng ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh, nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương đến xương hàm của trẻ, làm hỏng mầm răng của trẻ.

Tình trạng sâu răng ở trẻ nếu không điều trị sớm sẽ ăn mòn vào đến tủy răng gây ra cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nhiều tình trạng răng sâu nhiễm khuẩn, gây sưng đau và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm khớp, viêm phổi,… Sâu răng ở trẻ nếu để lâu không điều trị cũng sẽ dẫn đến mất răng.

Mà hệ răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng sẽ khiến trẻ ăn nhai khó khăn hơn. Trong tường hợp mất răng cửa sữa sớm thì không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn tác động xấu đến khả năng phát âm của trẻ. Một số âm có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên như “s”, “v” sẽ khiến bé gặp trở ngại.

Bên cạnh đó, việc mất răng sữa sớm còn tạo ra các khoảng trống trên cung hàm, các răng còn lại sẽ có xu hướng xô lệch, răng vĩnh viễn mọc lên tương ứng sẽ thiếu chỗ, dẫn đến mọc chen chúc, răng mọc lệch trên cung hàm.

Xem thêm: 

Sâu răng ở trẻ 1 tuổi: Những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý

Cách trị viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi cha mẹ không nên bỏ qua

Một số tình trạng sai lệch răng thường gặp do mất răng sữa sớm ở trẻ

3. Lưu ý cách chăm sóc răng sữa cho trẻ

Để sức khỏe răng miệng của trẻ luôn trong trạng thái tốt nhất, bố mẹ lưu ý nên chăm sóc răng sữa thường xuyên. Chăm sóc răng đúng cách để đảm bảo răng sữa rụng đúng thời điểm.

Vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ sớm

Đồng thời, nên cho trẻ khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bảo vệ răng miệng, phát hiện sớm các bệnh lý thường gặp như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng,… và có phương hướng điều trị kịp thời.

Xem thêm:Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh lý

Khám răng định kỳ tại nha khoa để bác sĩ theo dõi quá trình mọc răng và thay răng sữa cho trẻ

Bé mất răng sữa sớm có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển sức khỏe và tâm lý sau này của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo hàm răng sữa của con luôn khỏe mạnh bằng việc chăm sóc răng miệng tại nhà và đến phòng khám răng cho bé để kiểm tra định kỳ cho đến khi trẻ thay toàn bộ hàm răng sữa. Và lưu ý lựa chọn Nha khoa trẻ em uy tín để đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển răng miệng của trẻ.

 

Danh mục cẩm nang