Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng cần bổ sung canxi, phốt pho, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để kích thích mọc răng sữa.
Thông thường, trẻ ở tháng 6 đã bắt đầu nhú lên những chiếc răng đầu tiên trên cung hàm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ mọc răng chậm vào tháng thứ 7, 8, thậm chí là 9 tháng tuổi. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng liệu bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Mẹ nên làm gì khi trẻ mọc răng muộn? Tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết nhé!
1. Quá trình mọc răng của trẻ
Để biết trẻ 9 tháng chưa mọc răng có làm không, phụ huynh cần hiểu rõ khoảng thời gian mọc răng ở trẻ. Dưới đây là quá trình mọc lần lượt 20 chiếc răng sữa ở trẻ do các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ chia sẻ lại.
- Hai chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên là 2 răng cửa ở giữa và thời gian xuất hiện là khi trẻ được 6-9 tháng tuổi.
- Hai răng cửa giữa hàm trên sẽ mọc lên trong khoảng tháng thứ 8-12.
- Hai răng cửa bên hàm trên sẽ mọc sau đó khoảng 1 tháng, từ 9-13 tháng kể từ khi sinh.
- Trẻ sẽ mọc 2 răng cửa dưới khi được 10-16 tháng tuổi.
- 2 răng cối sữa sẽ mọc vào tháng 13-19.
- 2 răng hàm dưới xuất hiện khi được 14-18 tháng.
- Vào giai đoạn 16-18 tháng, 2 răng nanh hàm trên sẽ xuất hiện.
- Tháng thứ 17-22, trẻ sẽ mọc 2 răng nanh hàm dưới.
- 2 răng hàm ở hàm dưới sẽ mọc khi trẻ được 20 tháng tuổi.
- Hai chiếc răng cuối cùng mọc ở tháng thứ 30 là 2 răng hàm hàm trên.
2. Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Dựa vào quy trình mọc răng trên, trẻ 9 tháng chưa mọc răng là hơi muộn nhưng ba mẹ sẽ không cần quá lo lắng việc trẻ chậm mọc răng có sao không. Có thể nguyên nhân xuất phát từ việc di truyền từ bố mẹ, cơ địa trẻ mọc răng chậm,… và sau một thời gian nữa là răng sữa sẽ mọc bình thường.
Tuy nhiên, bé 9 tháng hay bé 1 tuổi chưa mọc răng sẽ đáng báo động nếu xảy ra kèm theo những vấn đề dưới đây. Ba mẹ khi phát hiện ra những vấn đề này nên đưa trẻ tới ngay những bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ.
2.1 Trẻ bị suy dinh dưỡng
Nếu trẻ chậm mọc răng kèm tình trạng chậm phát triển về cân nặng, chiều cao, cơ thể ốm yếu,… thì có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng. Việc thiếu đi các khoáng chất cần thiết như vitamin D, vitamin K, canxi,… sẽ gây ra tình trạng mọc răng chậm ở trẻ. Nguyên nhân có thể do không được bổ sung đầy đủ hay sữa mẹ không đảm bảo.
2.2 Trẻ 1 năm vẫn chưa mọc răng
9 tháng chưa mọc răng thì không có vấn đề gì quá nghiêm trọng nhưng 12 tháng mà chưa mọc răng thì đây là tình trạng đáng được lưu tâm. Do có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nên ba mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ thay vì tự xử lý tại nhà.
2.3 Trẻ bị suy tuyến giáp, tuyến yên
Tình trạng suy tuyến giáp có những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài như ảnh hưởng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim,… và khiến trẻ chậm trễ mọc răng, nói chuyện. Với suy tuyến yên, tình trạng giảm bài tiết sẽ diễn ra và khiến trẻ dễ mắc các bệnh như béo phì, cholesterol cao,…
Với các biểu hiện bất thường như vậy, phụ huynh cần thực sự chú ý để đưa trẻ thăm khám và chữa trị kịp thời.
2.4 Trẻ gặp vấn đề về răng miệng
Tắc nghẽn vật lý trong xương hàm hoặc nướu cũng có thể làm trẻ mọc răng chậm. Hoặc có thể do mầm răng của trẻ không được kích thích dẫn đến phản xạ ăn nhai không có.
2.5 Dấu hiệu một số bệnh lý thần kinh
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có thể là một dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý thần kinh nguy hiểm như hội chứng Down.
3. Mẹ cần làm gì khi bé 9 tháng mọc răng muộn?
Dưới đây là một số điều phụ huynh có thể thực hiện nếu trẻ mọc răng muộn.
- Việc ăn dặm sẽ kích thích phản xạ ăn nhai ở trẻ và giúp mầm răng có thể trồi lên nhanh chóng.
- Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ là rất quan trọng và chị em có thể bổ sung trực tiếp bằng được uống, ăn hay bổ sung qua sữa mẹ để trẻ bú.
- Massage nướu cho trẻ với tay đã được rửa sạch cũng sẽ kích thích các mầm răng ẩn dưới nướu trồi lên.
- Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng ba mẹ vẫn cần thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng gạc hay khăn mềm thấm nước muối.
- Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ cần tìm tới sự hỗ trợ từ bác sĩ. Qua chụp X-quang và thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho tình trạng trẻ 9 tháng mọc răng muộn.
4. Bé 9 tháng chậm mọc răng cần bổ sung gì?
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của trẻ là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết rõ trẻ em 9 tháng tuổi chưa mọc răng phải làm sao và bổ sung những gì. Hãy tham khảo ngay một số khoáng chất quan trọng và nguồn cung cấp ba mẹ có thể bổ sung cho trẻ dưới đây.
- Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng, Canxi là nhân tố quan trọng giúp răng trẻ hình thành và mọc lên nhanh chóng. Cách thức bổ sung vô cùng đơn giản vì mẹ có thể cho bé bú đầy đủ khi sữa mẹ là nguồn cung cấp vô cùng dồi dào. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được bổ sung qua các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau màu thẫm,…
- Photpho tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm và chỉ cần đa dạng thực đơn cho trẻ là ba mẹ sẽ không cần lo lắng trẻ thiếu lượng photpho cần thiết.
- Vitamin D có thể được cung cấp qua đường uống trực tiếp hay trộn lẫn vào khẩu phần ăn dặm của trẻ. Bên cạnh đó, tắm nắng cũng có thể giúp trẻ hấp thụ vitamin D dễ dàng.
- Dầu ăn hoặc dầu ô liu là dung môi quan trọng hòa tan vitamin A, D để tăng cường hấp thụ canxi. Mẹ có thể chế biến khẩu phần ăn dặm cho bé kết hợp nửa thìa cà phê dầu ăn, dầu ô liu hoặc mỡ nếu trẻ 9 tháng vẫn chưa mọc răng.
- Một số khoáng chất khác như selen, lysine, vitamin B1, kẽm,… cũng cần được bổ sung để hỗ trợ thúc đẩy quá trình mọc răng và phát triển của trẻ. Ba mẹ có thể hỏi bác sĩ để biết cách bổ sung các khoáng chất này.
Như vậy, chúng ta đã biết được bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không cũng như cách xử lý tình trạng mọc răng muộn ở trẻ. Hy vọng những thông tin quan trọng này sẽ giúp mẹ có thể chăm sóc tốt nhất cho bé giúp bé sớm mọc răng. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết. Liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa