Áp xe răng ở trẻ em: Cảnh giác 7 biến chứng nguy hiểm
Áp xe răng ở trẻ em xảy ra theo 3 trường hợp: áp xe quanh răng, áp xe nha chu và áp xe nướu răng. Phổ biến nhất là bệnh lý tiến triển từ sâu răng, viêm tủy.
Dù là áp xe răng ở người lớn hay trẻ em đều sẽ kéo theo nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Không chỉ tác động xấu đến răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Ở trẻ em thì biến chứng và việc điều trị sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vậy áp xe răng ở trẻ em gây ra những hệ lụy gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Áp xe răng ở trẻ em là bệnh gì?
Áp xe răng là bệnh lý nhiễm trùng ở chân răng hay nướu lợi do vi khuẩn gây ra. Khi đó sẽ xuất hiện các khối mủ, nướu lợi sưng to và đau nhức dữ dội.
Áp xe răng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà có thể gặp phải ở trẻ em. Nếu không điều trị sớm thì viêm nhiễm có thể lan rộng sang các tổ chức quanh răng như xương hàm, dây chằng,…
2. Các trường hợp áp xe răng sữa
Bệnh lý áp xe răng ở trẻ em xảy ra theo 3 trường hợp: áp xe quanh răng, áp xe nha chu và áp xe nướu răng. Phổ biến nhất ở trẻ là tình trạng vi khuẩn tấn công vào răng gây áp xe, chủ yếu xảy ở trẻ có tiền sử sâu răng.
2.1 Áp xe quanh răng
Áp xe quanh răng tiến triển từ bệnh lý sâu răng. Ban đầu vi khuẩn tấn công vào men răng hình thành các lỗ sâu trên bề mặt. Tiếp đó dần ăn sâu vào ngà răng và tủy răng, gây nhiễm trùng tủy và xâm nhập vào trong ổ răng. Từ đó hình thành áp xe quanh chóp răng ở trẻ.
2.2 Áp xe nha chu
Vi khuẩn trong mảng bám và vụn thức ăn không được làm sạch kỹ lưỡng sẽ ngày càng sinh sôi và phát triển mạnh. Khi đó sẽ làm viêm nhiễm nha chu, nướu sưng tấy và có thể tách rời khỏi chân răng (tụt nướu lợi) gây áp xe nha chu.
2.3 Áp xe nướu răng
Dạng áp xe nướu răng hình thành khi vi khuẩn tấn công trực tiếp vào nướu lợi gây ra ổ áp xe. Lúc này, áp xe nướu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng của trẻ.
3. 4 nguyên nhân khiến trẻ bị áp xe răng
Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến áp xe răng là do vi khuẩn tấn công vào khoang miệng. Trẻ cũng hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng này thông qua những tổn thương về răng, bệnh lý hay các yếu tố khác. Cụ thể gồm những nguyên nhân sau:
- Răng của trẻ bị nứt vỡ do tác động từ bên ngoài như va đập, chấn thương, tai nạn,… khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các kẽ răng.
- Thói quen gặm bất cứ đồ vật nào khi trẻ mọc răng khiến răng trẻ bị chèn ép, rách lợi và vi khuẩn có thể xâm nhập.
- Trẻ có hệ miễn dịch kém và bị mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch,…
- Những bệnh lý răng miệng khác chuyển biến xấu gây áp xe răng như viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
4. Dấu hiệu nhận biết áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng dù là do bé bị sâu răng cấm hay vi khuẩn trong mảng bám gây ra đều sẽ kéo theo nhiều triệu chứng bất thường ở răng miệng. Về cơ bản thì bệnh lý áp xe răng miệng sẽ có những biểu hiện như sau:
- Nướu lợi sưng đỏ, xuất hiện những cục u nhỏ nổi lên.
- Răng nướu nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh, bị đau nhức kéo dài.
- Hôi miệng, hơi thở khó chịu, nếu áp xe răng nặng có mủ chảy ra sẽ có mùi tanh.
- Áp xe răng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.
- Một số trường hợp có thể bị nhức đầu, nóng, sốt.
5. Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Chỉ với những triệu chứng thường gặp ở trên cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, áp xe răng ở trẻ em còn tiềm ẩn vô vàn nguy cơ khác do viêm nhiễm lây lan rộng.
5.1 Răng lung lay và mất răng
Khi áp xe răng ở trẻ em đã làm nhiễm trùng lan rộng, phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng như mô nướu, xương hàm thì răng mất điểm tựa, răng lung lay và gãy rụng.
Với răng vĩnh viễn thì hoàn toàn không thể phục hồi, để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai thì sau này sẽ phải trồng răng phục hình.
Với những trẻ nhỏ chưa thay răng sữa thì không chỉ gây mất răng và mầm răng vĩnh viễn bên dưới cũng sẽ bị phá hủy và làm rối loạn quá trình thay răng sắp tới.
5.2 Hình thành nang chân răng
Áp xe răng không được xử lý kịp thời thì các ổ mủ chứa dịch ở chân răng sẽ phát triển mạnh. Khi đó có thể hiện tượng sưng mặt, hình thành u nang cực kỳ nguy hiểm.
5.3 Phá hủy xương ổ răng
Biến chứng tiêu xương hàm cũng có thể gặp phải với áp xe răng nặng. Khi xương ổ răng bị phá hủy sẽ tác động tiêu cực đến cấu trúc hàm khiến khuôn mặt bị biến dạng.
5.4 Nhiễm trùng xoang hàm
Nếu áp xe răng ở trẻ em xuất hiện tại các vị trí chân răng hàm trên gần xoang hàm thì nguy cơ nhiễm trùng xoang hàm là rất cao. Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tiến triển từ bệnh lý sâu răng đến áp xe răng và gây viêm xoang hàm.
5.5 Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Trường hợp nghiêm trọng hơn nữa khi vi khuẩn áp xe răng xâm nhập vào mạch máu. Nó di chuyển đến tìm và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng con người.
5.6 Viêm tấy lan tỏa và hoại tử sàn miệng
Biến chứng này xảy ra là khi nhiễm trùng lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm. Mối nguy hiểm của biến chứng này là làm trắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
5.7 Áp xe não
Khi áp xe răng ở trẻ em kéo dài lâu này, nhiễm trùng sẽ lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu. Tác động của nó có thể khiến con người rơi vào trạng thái hôn mê.
Xem thêm:
Xiết ăn răng là gì? Bé bị xiết ăn răng phải làm sao?
Mọc răng đôi là hiện tượng gì? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
6. Mẹo chữa áp xe răng cho trẻ em tại nhà
Ba mẹ có thể tham khảo một số phương án dưới đây giúp cải thiện tình trạng áp xe răng miệng cho bé ngay tại nhà.
6.1 Chườm đá lạnh
Đá lạnh có thể giúp giảm sưng viêm và xoa dịu cơn đau nhức của trẻ. Cách thức thực hiện rất đơn giản khi chỉ cần lấy một túi chườm đá và đặt bên ngoài vị trí bị áp xe răng. Với tần suất 3-4 lần/ngày và mỗi lần 20 phút sẽ cải thiện rất nhiều trình trạng của trẻ.
6.2 Sử dụng nước muối để súc miệng
Muối được biết đến là loại gia vị gần gũi trong căn bếp với công dụng sát khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả. Ba mẹ có thể pha nước muối loãng cho trẻ hoặc mua nước muối sinh lý tại các tiệm thuốc để trẻ súc miệng hằng ngày.
Trẻ bị áp xe răng súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần/ngày sẽ sát trùng được toàn bộ khoang miệng. Mảng bám hay thức ăn thừa cũng sẽ được cuốn trôi giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và hồi phục.
6.3 Thoa dầu oliu lên vùng bị áp xe
Với một lượng lớn eugenol có trong dầu ô liu thì phương pháp này sẽ diệt khuẩn, khám viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục vô cùng tốt. Phụ huynh chỉ cần bôi lên vùng bị áp xe răng cho trẻ mỗi ngày 2-3 lần và sẽ quan sát được hiệu quả theo thời gian.
6.4 Sử dụng tinh dầu
Loại tinh dầu được sử dụng sẽ là bạc hà hoặc đinh hương kết hợp cùng nước ấm. Nếu cho trẻ súc miệng với hỗn hợp 1-2 giọt tinh dầu cùng nước ấm thì trẻ sẽ đỡ cảm thấy đau nhức cũng như chống nhiễm trùng.
7. Cách điều trị áp xe răng tại nha khoa
Nếu ba mẹ không biết trẻ bị áp xe răng thì phải làm sao thì hãy đưa trẻ tới ngay địa chỉ nha khoa uy tín gần nhất để được hỗ trợ. Dưới đây là 4 phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo với tình trạng này ở trẻ.
7.1 Chích rạch mủ
Với phương pháp này, ổ mủ sẽ được loại bỏ hoàn toàn với một vết rạch tại vị trí phù hợp. Sau đó, bệnh nhân sẽ súc miệng lại với nước muối để làm sạch vùng tổn thương đồng thời sát trùng và ngăn vi khuẩn lây lan.
7.2 Lấy tủy và trám răng
Lấy và điều trị tủy là chỉ định bắt buộc nếu áp xe răng xuất phát từ viêm tủy. Sau khi hút sạch phần mủ và tủy, bác sĩ sẽ bịt ống tủy lại. Tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có thể khuyên bọc răng sứ để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng hỏng.
7.3 Nhổ răng
Trường hợp áp xe răng nghiêm trọng đã làm răng hư hỏng hoàn toàn thì buộc phải nhổ bỏ. Ở độ tuổi dưới 17 tuổi thì chưa được khuyến khích trồng răng bởi hàm răng và xương hàm vẫn đang phát triển và chưa ổn định. Bác sĩ sẽ có giải pháp tạm thời khác cho bé để giúp con bảo vệ được hàm răng khỏe mạnh cho đến thời điểm thích hợp để trồng răng phục hình.
7.4 Sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà
Ở những giai đoạn đầu bệnh lý thì việc điều trị áp xe răng ở trẻ em không quá phức tạp. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ bằng một tiểu phẫu nhỏ, kết hợp với thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm sẽ giúp răng nướu dần khỏe mạnh trở lợi.
Như vậy, có thể thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lý áp xe răng ở trẻ em và các phương pháp điều trị cũng tương đối phức tạp. Ngay từ đầu bố mẹ nên chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé để tránh các bệnh lý răng miệng đáng lo ngại.
Chú trọng việc vệ sinh răng miệng tại nhà, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thăm khám nha khoa định kỳ là những nguyên tắc phòng ngừa cơ bản mà bố mẹ cần tuân thủ. Và bố mẹ đừng quên lựa chọn phòng khám răng cho bé uy tín để thăm khám và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng cho trẻ ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa