NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

6 Cách giảm đau sau nhổ răng khôn được chuyên gia chia sẻ

6 Cách giảm đau sau nhổ răng khôn được chuyên gia chia sẻ

Quá trình mọc răng khôn kèm theo nhiều triệu chứng đau nhức, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, nhổ răng khôn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng con người. Tuy nhiên, không ít người lo ngại cảm giác đau nhức sau nhổ răng, vậy làm thế nào để giảm đau hiệu quả? Dưới đây bài viết sẽ chia sẻ đến bạn những cách giảm đau sau nhổ răng khôn mà các bác sĩ Nha khoa Trẻ khuyến khích áp dụng.

6 Cách giảm đau sau nhổ răng khôn được chuyên gia chia sẻ

6 Cách giảm đau sau nhổ răng khôn được chuyên gia chia sẻ

1. Trường hợp nào phải nhổ răng khôn?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn mọc lên ở vị trí trong cùng trên cung hàm. Chiếc răng này không mọc cùng những chiếc răng vĩnh viễn khác mà mọc muộn hơn ở độ tuổi 17 – 25 tuổi. Ở một số trường có thể không mọc răng không nhưng các trường hợp khác thường mọc 1, 2, 3 hoặc 4 chiếc răng khôn số 8.

Khi răng khôn mọc lên sẽ gây đau nhức, sưng nướu, đặc biệt nghiêm trọng ở các trường hợp răng khôn mọc lệch mọc ngầm. Bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn trong những trường hợp bắt buộc nhằm ngăn ngừa các biến chứng sau đây:

  • Viêm lợi trùm, viêm nhiễm quanh răng khôn.
  • Gây tổn thương răng và các mô mềm xung quanh.
  • Sâu răng số 8 và sâu hỏng răng số 7.
  • Răng khôn mọc lệch làm tổn thương dây thần kinh.
  • Tiêu xương hàm, u nang xương hàm, rối loạn cảm giác,…

Chính vì vậy, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng mọc răng khôn thì không nên lơ là. Cần đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám, chụp X-quang răng để đánh giá mức độ răng mọc lệch, tiên lượng nguy cơ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp có phải nhổ răng khôn hay không và khi nào nên nhổ.

Răng khôn mọc lệch gây nguy hại cho con người

Răng khôn mọc lệch gây nguy hại cho con người

2. Nhổ răng khôn có đau không? Đau trong bao lâu?

Chắc hẳn không ít người lo lắng về tình trạng đau nhức khi nhổ răng cũng như tìm hiểu cách giảm đau sau nhổ răng khôn. Thực tế, quá trình nhổ răng khôn sẽ không gây đau nhức gì cho người bệnh vì trước đó đã được tiến hành gây tê cục bộ, thời gian nhổ 1 chiếc răng khôn cũng khá nhanh nên bạn hoàn toàn có thể an tâm điều trị.

Chỉ cần đảm bảo các điều kiện quan trọng khi nhổ răng khôn bao gồm bác sĩ điều trị tay nghề cao, thiết bị hiện đại, phòng khám được vô trùng. Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán chính xác bệnh lý dựa trên các thiết bị, máy móc nha khoa.

Tiếp đó lên kế hoạch nhổ răng khôn, nhổ 1 chiếc răng hoặc nhổ 2-4 chiếc răng cùng lúc tùy từng trường hợp và sức khỏe người bệnh. Các thao tác nhổ răng khôn số 8 được kiểm soát tối ưu, nhổ nhanh dứt khoát, hạn chế xâm lấn và giảm thiểu cảm giác đau nhức cho người bệnh.

Sau khi hết thuốc tế, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ vùng nhổ răng. Đây chính là lúc cần thực hiện các cách giảm đau sau nhổ răng khôn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu thực hiện chuẩn chỉ thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không bị đau nhức hay sưng tấy nhiều. Thời gian hồi phục cũng diễn ra nhanh chóng, bạn có thể ăn uống bình thường chỉ sau 1 vài ngày.

Nhổ răng khôn hạn chế đau nhức với bác sĩ tay nghề cao

Nhổ răng khôn hạn chế đau nhức với bác sĩ tay nghề cao

3. Cách giảm đau sau nhổ răng khôn hiệu quả

3.1 Chườm lạnh sau nhổ răng khôn

Chườm lạnh là cách giảm đau sau nhổ răng khôn cực kỳ cần thiết và được thực hiện ngay khi sau khi nhổ răng. Tùy vào mức khó – dễ của răng khôn mà bác sĩ sẽ yêu cầu chườm đá khoảng 2 – 6 tiếng.

Thực hiện chườm đá bằng khăn bông sạch hoặc túi chườm đá mà nha khoa gửi bạn. Thực hiện chườm nhẹ vào vùng má bị sưng đau trong khoảng 15 phút nghỉ 2 phút rồi tiếp tục chườm đá cho đến khi đủ thời gian bác sĩ chỉ định.

3.2 Chườm nóng

Kết hợp chườm nóng vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Thời điểm này, chườm nóng sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, làm tan máu tụ, giảm vết bầm hay sưng mặt. Từ đó cơn đau nhức được xoa dịu và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn bông mềm, sạch nhúng cẩn thận trong nước nóng khoảng 70 – 80 độ C. Vắt khô khăn rồi chườm lên phần má bị sưng đau, mỗi lần thực hiện 2 – 3 phút và chườm nóng trong khoảng 30 phút để cảm thấy thoải mái hơn.

3.3 Uống thuốc giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số loại kháng sinh cần sử dụng để hỗ trợ giảm viêm nhiễm và giúp nhanh hồi phục hơn. Các loại thuốc giảm đau thì chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, nếu thấy đau nhức khó chịu thì có thể uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ đã kê trước đó.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

3.4 Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Một cách giảm đau sau nhổ răng khá hiệu quả nữa là súc miệng nước muối sinh lý sau nhổ răng khôn. Nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đồng thời giảm sưng đau hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý sau khi nhổ răng khôn không được súc miệng ngay mà phải chờ khoảng 10-12 tiếng để tránh tác động đến vết thương đang đông máu. Đồng thời cũng không nên súc miệng bằng nước muối tự pha có tỷ lệ không chính xác.

3.5 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Quá trình vệ sinh răng miệng sau nhổ răng cần thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Sau khoảng 24 giờ bạn có thể đánh răng được nhưng cần thật nhẹ nhàng và không chạm vào vết thương. Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn có nguy cơ gây viêm nhiễm huyệt ổ răng.

3.6 Chế độ ăn uống hợp lý

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên ăn những thức ăn cứng và dai dễ gây tổn thương đến ổ răng khôn. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, mát dịu để giảm cảm giác đau nhức sau phẫu thuật như cháo, súp, sinh tố, sữa chua,…

Tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay và các đồ ăn dễ gây dính, nhiều mảnh vụn như bánh kẹo, snack. Đồng thời không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… Như vậy sẽ hạn chế được những tác động xấu đến vết thương, nếu rơi vụn thức ăn vào ổ răng khôn thì cần lấy ra nhẹ nhàng để tránh viêm nhiễm.

Xem thêm: 

Nhổ răng khôn bao lâu thì ăn uống bình thường?

Nhổ răng khôn nên ăn gì cho mau lành?

Nên ăn thức ăn mềm sau nhổ răng

Nên ăn thức ăn mềm sau nhổ răng

4. Lưu ý quan trọng sau nhổ răng khôn số 8

Cùng với những cách giảm đau sau nhổ răng khôn ở trên thì bạn nên lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong 24 giờ, tránh làm việc quá sức hay tham gia các hoạt động cần nhiều thể lực.
  • Không dùng bất kỳ vật gì chạm vào vị trí nhổ răng, không chép miệng, khạc nhổ, mút chíp sau phẫu thuật.
  • Trong ngày đầu tiên không chải răng, súc miệng bởi nó sẽ làm vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước để giữ miệng ẩm ướt, tránh tình trạng viêm ổ răng khô và nhiễm trùng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau mua ngoài nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Không dùng ống hút, không nhai kẹo cao su hay dùng lực mạnh ở vị trí mới nhổ răng khôn.
  • Tránh ăn nhai ở bên hàm mới nhổ răng trong khoảng 2 – 3 ngày, tránh làm thức ăn rơi vào ổ răng khôn.

Để nhanh chóng hồi phục, bạn hãy thực hiện các cách giảm đau sau nhổ răng khôn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Và đừng quên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để kịp thời khắc phục các sự cố (nếu có) và  nhận tư vấn hữu ích để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website