
Niềng răng hô, móm, lệch lạc là phương pháp thẩm mỹ giúp mang lại hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn. Để thực hiện niềng răng hiệu quả cần thực hiện theo đúng quy trình tiêu chuẩn với các giai đoạn niềng răng cụ thể.
Theo dõi bài viết đây để được giải đáp niềng răng như thế nào, các giai đoạn của niềng răng giúp bạn đọc có thể chuẩn bị tâm lý vững vàng để niềng răng hiệu quả.



Các giai đoạn niềng răng cụ thể trong quá trình chỉnh nha
Nội dung bài viết
1. Quá trình niềng răng bao lâu thì xong?
Thời gian niềng răng thông thường diễn ra từ 18 – 24 tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của răng miệng và phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Các trường hợp răng hô, móm, răng thưa nếu niềng răng trong suốt Invisalign sẽ rút ngắn thời gian từ 4 – 6 tháng so với phương pháp khác, tức là thời gian niềng răng Invisalign khoảng 14 – 20 tháng.
Quy trình niềng răng tốn khá nhiều thời gian bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ về mức độ dịch chuyển răng trong từng giai đoạn. Vì vậy, trước đó bác sĩ đã phải xây dựng phác đồ niềng răng chi tiết với lộ trình dịch chuyển răng hiệu quả nhất.
Trong quá trình chỉnh nha, bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi trên răng diễn ra từng chút một mặc dù nó không quá rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hiểu rõ các giai đoạn niềng răng để có thể hợp tác với bác sĩ một cách tốt nhất giúp chỉnh nha nhanh chóng, hiệu quả.
2. Các giai đoạn niềng răng
Quá trình niềng răng chỉnh nha được chia thành từng giai đoạn cụ thể như sau:
2.1 Giai đoạn đầu niềng răng: Làm thẳng răng
Đây là giai đoạn niềng răng 6 tháng đầu tiên, mục tiêu là làm thẳng răng, dàn đều các răng trên cung hàm. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài, dây cung vào răng để dịch chuyển răng thẳng đều theo kế hoạch.
Để dàn đều răng sẽ cần từ 2 – 6 tháng, thời gian khác nhau ở từng trường hợp răng hô móm, lệch lạc. Khi bác sĩ siết lực trên dây cung sẽ tạo cảm giác đau ê ẩm trong vài ngày đầu tiên, nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
2.2 Giai đoạn điều chỉnh chân răng
Giai đoạn tiếp theo, bác sĩ sử dụng dây cung để tạo lực dịch chuyển chân răng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 – 4 tháng, mặc dù bạn chưa thể nhận thấy rõ ràng sự dịch chuyển của răng nhưng sẽ cảm nhận được trục răng thẳng hàng hơn.
2.3 Đóng khoảng trong niềng răng



Đóng khoảng trong niềng răng
Sau khi răng về đúng vị trí, bác sĩ sẽ thực hiện kéo các răng phía trước (răng cửa, răng nanh) vào trong để lấp khoảng trống đã thực hiện nhổ răng.
Đồng thời, bác sĩ có thể thực hiện cơ chế trượt dây cung trên mắc cài để kéo khoảng thưa trên hàm. Đây là giai đoạn quan trọng và phải được kiểm soát tốt. Nếu không sẽ xảy ra một số rủi ro như chân răng bật ra ngoài, thân răng di chuyển nhưng chân răng không di chuyển,…
Thực hiện đóng khoảng sẽ kéo dài 4 – 8 tháng, và kỹ thuật này chỉ áp dụng cho các trường hợp nhổ răng có khoảng trống lớn. Nếu không nhổ răng thì không cần đóng khoảng mà chỉ cần tinh chỉnh từng răng.
2.4 Tinh chỉnh trong niềng răng
Tinh chỉnh trong niềng răng nhằm đưa những chiếc răng có độ nghiêng chưa chuẩn được điều chỉnh lại đóng khớp chuẩn hơn trước. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của kết quả sau niềng răng.
2.5 Giai đoạn cuối: Cố định và đeo hàm duy trì
Khi hàm răng đã thẳng hàng và chuẩn khớp cắn thì bạn sẽ cần thêm vài tháng để cố định răng vĩnh viễn ở vị trí mới. Lúc này, bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì ở giai đoạn cuối trong khoảng 6 – 12 tháng.
Người niềng cần tuân thủ đeo hàm duy trì đúng cách, đủ thời gian quy định để răng không “chạy” về vị trí cũng, làm tái phát lệch lạc sau niềng.
Xem thêm: Những thay đổi khi niềng răng trong 9 tháng



Kết quả sau niềng răng lệch lạc – Nha khoa Trẻ
3. Giai đoạn nào xấu nhất khi niềng?
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng có lẽ là 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do bạn mới gắn mắc cài sẽ cảm thấy vướng víu khó chịu, môi hơi nhô ra phía trước. Niềng răng 3 tháng đầu vẫn chưa có sự thay đổi nhiều, hàm răng vẫn lộn xộn, khấp khểnh và lệch khớp cắn. Cùng với đó là nhiều vấn đề khác khi niềng răng như hóp má, hóp thái dương,…
Một số trường hợp nhổ răng sẽ xuất hiện khoảng trống lớn trên cung hàm, điều này chắc hẳn sẽ khiến không ít bạn cảm thấy ngại ngùng, không được tự tin.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì giai đoạn này chỉ là tạm thời, vượt qua được những thách thức nhỏ này bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp, khuôn mặt đạt thẩm mỹ.
4. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Niềng răng sẽ phải siết lực dịch chuyển răng, tác động đến cung răng nên không tránh khỏi cảm giác đau tức khi niềng. Thời điểm bạn cảm thấy đau nhất là khi thực hiện các kỹ thuật tách kẽ răng, nhổ răng, sau khi gắn mắc cài, siết răng định kỳ.
Thực tế, những cơn đau nhức ở giai đoạn này sẽ không quá đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Chúng vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng được và tùy vào cơ địa từng người mà mức độ đau nhức là khác nhau.
Thông thường, cảm giác đau nhức sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày đầu khi bạn thực hiện các kỹ thuật niềng răng. Khi đó, bạn nên thực hiện các biện pháp giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn.



Giảm đau khi niềng răng theo hướng dẫn của bác sĩ
Niềng răng là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và phối hợp của bệnh nhân trong quá trình chỉnh nha. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả là rất quan trọng. Phòng khám Nha khoa Trẻ Hà Nội đạt tiêu chuẩn chỉnh nha quốc tế với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại bậc nhất sẽ là điểm đến lý tưởng của bạn.
Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì về các giai đoạn niềng răng chỉnh nha thì hãy liên hệ theo số hotline 0963 333 844 để được bác sĩ Nha khoa Trẻ giải đáp nhanh chóng.