Bé mọc răng hàm: Cách nhận biết và những lưu ý quan trọng
Bé mọc răng hàm là diễn biến tất yếu ở quá trình phát triển ở trẻ. Trong giai đoạn này trẻ sẽ có một số thay đổi trong cơ thể khiến trẻ trở nên khó chịu, cáu gắt và hay quấy khóc làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của cả bé và bố mẹ.
Bé mọc răng hàm là diễn biến tất yếu ở quá trình phát triển ở trẻ. Trong giai đoạn này trẻ sẽ có một số thay đổi trong cơ thể khiến trẻ trở nên khó chịu, cáu gắt và hay quấy khóc làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của cả bé và bố mẹ. Chính vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và lưu ý những vấn đề trong quá trình bé mọc răng hàm để chăm sóc đúng cách cho con mình.
1. Trẻ mọc răng hàm ở độ tuổi nào?
Ở mỗi trẻ sẽ có tổng cộng là 20 chiếc răng sữa, trong đó có 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng cối hay còn gọi là răng hàm. Theo thứ tự mọc răng sữa thông thường thì răng hàm sẽ là chiếc răng mọc lên cuối cùng trên cung hàm. Mặc dù không thể xác định chính xác thời gian bé mọc răng hàm nhưng hầu hết sẽ dao động trong khoảng thời gian từ 13 – 19 tháng đối với hàm trên và 14 – 18 tháng đối với hàm dưới.
Chức năng của răng sữa và cụ thể những chiếc răng hàm ở trẻ là khả năng nghiền nát thức ăn, giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, sau khi hàm răng sữa hoàn tất (sau khi mọc răng hàm) thì bé có thể ăn nhai những thực phẩm cứng hơn, như vậy sẽ đảm bảo đa dạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt cả về sức khỏe răng miệng và cơ thể.
2. Các dấu hiệu nhận biết bé mọc răng hàm
Để chăm sóc tốt nhất cho con trong giai đoạn mọc răng hàm, thì bố mẹ cần nắm vững các dấu hiệu dưới đây để xác định chính xác thời điểm bé mọc răng hàm:
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường do cơ chế nuốt nước bọt của trẻ chưa linh hoạt.
- Sốt mọc răng thường sẽ dao động từ 38 – 38,5 độ C.
- Quấy khóc ban đêm hoặc ban ngày do sự khó chịu của cơ thể.
- Trẻ mọc răng thích gặm cắn bất cứ vật gì xung quanh bởi trẻ bị ngứa lợi, đau nhức vùng mọc răng.
- Nướu lợi sưng đỏ tại vị trí mọc răng hàm.
- Nhiều trẻ chán ăn, bỏ bú dẫn đến tình trạng sụt cân, sức khỏe kém.
- Đi tướt (tiêu chảy) trong một vài ngày đầu có thể xảy ra ở một số trẻ có sức khỏe yếu.
3. Những lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc khi bé mọc răng
Bé mọc răng hàm hay mọc bất kỳ chiếc răng nào khác thì cũng sẽ có cảm giác đau nhức do răng tách lợi để mọc lên. Cùng với đó là những triệu chứng sốt mọc răng, quấy khóc, chán ăn, đi tướt khiến trẻ càng mệt mỏi và khó chịu hơn. Lúc này, bố mẹ hãy quan tâm, dỗ dành và chăm sóc bé đúng cách với những lưu ý dưới đây:
3.1 Chế độ chăm sóc khi bé mọc răng hàm
- Nên chia nhỏ bữa ăn cho bé thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa ăn như bình thường, đừng cố ép bé phải ăn mà chỉ con ăn từng chút ít.
- Đồ ăn của bé cần phải được hầm nhừ, mềm nhuyễn, nên là các loại cháo loãng, súp để bé có thể dễ dàng nuốt và không phải nhai.
- Có thể cho bé uống nước trái cây hơi mát, vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp giảm sưng tấy và đau nhức vùng nướu của trẻ.
- Nên cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là trường hợp bé mọc răng hàm có triệu chứng tiêu chảy.
- Lau nước dãi thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển xung quanh miệng của bé.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách cho bé uống nước lọc sau khi ăn và lau răng nướu cho bé.
Xem thêm:
Răng sữa của bé mọc lúc nào? Có tác dụng gì?
3.2 Một số lưu ý khác
- Không cho bé ngậm đồ chơi hay bất kỳ đồ vật nào, nếu bé ngứa lợi thì có thể cho bé ngậm núm vú giả.
- Có thể giảm đau cho bé bằng cách massage nướu lợi cho bé hoặc uống thuốc giảm đau nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu bé có triệu chứng sốt mọc răng dưới 38,5 độ C thì mẹ hãy lau người cho bé bằng nước ấm để giảm sốt cho bé. Tình trạng sốt nếu nghiêm trọng hơn kèm theo các hiện tượng ngủ li bì, tiêu chảy, bỏ ăn kéo dài thì cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám để xác định bệnh lý cũng như điều trị kịp thời.
Giai đoạn bé mọc răng tuy vất vả nhưng sẽ cột mốc quan trong đánh dấu quá trình phát triển của trẻ. Sau khi mọc hoàn thiện hàm răng sữa, trẻ sẽ có thể ăn uống thoải mái hơn, hỗ trợ cho quá trình phát âm của bé chuẩn xác hơn. Do đó, bố mẹ hãy nắm vững những kiến thức chăm sóc bé trong giai đoạn này để con luôn khỏe mạnh và vượt qua được giai đoạn mọc răng một cách thuận lợi nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa