NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Viêm nướu buốt răng gây cản trở quá trình ăn uống của bạn

Viêm nướu buốt răng là tình trạng nướu lợi bị tổn thương, thậm chí làm teo mô nướu khiến cổ chân răng lộ ra nhiều hơn. Khi đó, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi ăn uống.

Viêm nướu buốt răng là tình trạng nướu lợi bị tổn thương, thậm chí làm teo mô nướu khiến cổ chân răng lộ ra nhiều hơn. Khi đó, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh, chua, cay,…

1. Các triệu chứng viêm nướu buốt răng

Viêm nướu buốt răng gây ra nhiều vấn đề răng miệng

Triệu chứng viêm nướu răng có thể dễ dàng theo dõi và phát hiện qua từng giai đoạn. Thời gian đầu nướu lợi chưa bị tổn thương nhiều nhưng sẽ có các hiện tượng chảy máu chân răng, hôi miệng.

Khi tiến triển nặng hơn thì bạn sẽ nhận thấy rõ ràng thông qua trạng thái của nướu răng như nướu sưng đỏ, đau buốt. Nghiêm trọng hơn nữa thì viêm nướu có thể bị mưng mủ, tụt lợi, răng lung lay,…

Bệnh viêm nướu gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của bạn, đặc biệt là tình trạng viêm nướu buốt răng khiến bạn ăn uống khó khăn. Nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nướu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu buốt răng nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ những vấn đề sau:

  • Cao răng tích tụ quá nhiều: Mảng bám thức ăn ở chân răng nếu không được làm sạch sẽ dần tích tụ thành cao răng, đè nặng lên nướu và gây ra những tổn thương nghiêm trọng dẫn đến viêm lợi, tụt nướu.
Cao răng và mảng bám gây tổn thương cho nướu lợi
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc chải răng quá mạnh có thể tác động đến mô nướu quanh răng, khi đó vi khuẩn sẽ tấn công vào vết thương hở gây ra viêm nướu buốt răng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm giảm khả năng tiết nước bọt, gây khô miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Thay đổi nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thì cơ thể có sự thay đổi về lượng hormone, sức đề kháng yếu hơn bình thường nên vi khuẩn dễ tấn công vào các tổ chức nướu răng gây viêm nướu buốt răng.
  • Hút thuốc lá: Việc sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ tạo thành các mảng bám quanh chân răng, từ đó gây hại cho nướu lợi và các mô quanh răng.

Xem thêm: Viêm lợi ở răng hàm: Cảnh báo dấu hiệu mọc răng khôn nguy hiểm

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Như vậy, tình trạng viêm nướu buốt răng xảy ra do sự chủ quan của con người trong sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa tình trạng này thì tốt nhất hạn hãy lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng của mình cũng như thực đơn ăn uống hàng ngày. Nó chính là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

3. Phương pháp điều trị bệnh viêm nướu, khắc phục tình trạng ê buốt răng khi ăn uống

Viêm nướu buốt răng cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng răng miệng nguy hiểm. Bạn hãy đến nha khoa thăm khám và điều trị, tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Viêm nướu buốt răng nhẹ, sưng đỏ vùng nướu: Trường hợp này vẫn có thể tự hồi phục khi bạn thay đổi chế độ vệ sinh răng miệng của mình. Thực hiện lấy cao răng tại nha khoa, vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà và nướu răng sẽ dần khỏe mạnh trở lại.
  • Sưng nướu răng có mủ: Tình trạng có ổ mủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm tủy ngược dòng, nguy cơ sâu răng, mất răng. Vậy nên cần tiến hành điều trị viêm lợi bằng cách cạo vôi răng kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của nha sĩ.
  • Viêm lợi nghiêm trọng, răng lung lay: Trường hợp viêm lợi buốt răng nghiêm trọng nhất khi đã làm viêm nhiễm nghiêm trọng các tổ chức nha chu sẽ phải tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ vùng bị viêm. Có thể tiến hành ghép vạt nướu để phục hồi nướu lợi như bình thường, tránh mất răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Viêm lợi sưng má, sưng mặt có nguy hiểm không?

                      Viêm lợi gây hôi miệng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Lấy cao răng là phương pháp điều trị cơ bản bệnh viêm nướu

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng viêm lợi buốt răng và cách điều trị phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Hãy chăm sóc răng miệng của mình một cách tốt nhất và nếu nhận thấy dấu hiệu của bất kỳ một bệnh lý răng miệng nào thì hãy đi thăm khám nha khoa để điều trị kịp thời, tránh bệnh lý răng miệng.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.