Bệnh lý viêm chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Bị viêm chân răng có thể xảy ra ở vị trí răng cửa hay răng hàm, nếu bệnh này không điều trị sớm sẽ làm ổ viêm lan rộng rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Bệnh lý viêm chân răng rất thường gặp và đa số mọi người đều cho rằng nó là bệnh lý không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không điều trị kịp thời, viêm chân răng nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng mất răng, mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim,…Để hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm chân răng và cách điều trị chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân mắc bệnh lý viêm chân răng
Viêm chân răng là bệnh lý liên quan đến tổ chức quanh chân răng, xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm bao gồm viêm nướu, xương ổ răng,…Khi đó, nha chu bị vi khuẩn tấn công và dần suy yếu, không còn khả năng bao bọc thân răng khiến cổ và chân răng bị lỏng lẻo và gây hiện tượng mất răng.
Bệnh lý viêm chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm bao gồm cả răng cửa và răng hàm, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý bao gồm:
1.1 Chế độ ăn uống không hợp lý:
Nếu ăn nhai quá nhiều thực phẩm cứng sẽ làm tổn thương đến nướu dẫn đến tình trạng nha chu bị suy yếu, không còn liên kết sát với thân răng, tạo khe hở giúp vi khuẩn thuận lợi xâm lấn và tấn công gây viêm chân răng.

1.2 Vệ sinh răng miệng không khoa học:
Việc vệ sinh nếu không được thực hiện đúng cách cũng sẽ gây ra tình trạng viêm chân răng. Bởi việc vệ sinh cơ bản không làm sạch mảng bám thức ăn trên răng, làm ổ cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm quanh chân răng.
1.3 Do vấn đề về tuổi tác:
Điều này đã được chứng thực bởi các tổ chức nghiên cứukhoa học về nướu và nha chu. Theo tuổi tác tăng dần, tốc độ lão hóa của các bộ phận trong cơ thể cũng diễn biến nhanh hơn, các tổ chức quanh răng cũng dần bị lỏng, không thể bám sát thân răng, tạo điều kiện mảng bám tích tụ và vi khuẩn trong đó sẽ tấn công vào nướu dẫn đến viêm nhiễm chân răng.
1.4 Các bệnh lý răng miệng khác:
Các bệnh lý răng miệng bao gồm sâu răng, viêm tủy, chảy máu chân răng cũng là nguyên nhân làm viêm chân răng. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng đang hoạt động mạnh mẽ tấn công phá hủy ổ viêm nơi chân răng, phá hủy nha chu khiến chân răng tách khỏi nướu gây mất răng.
1.5 Tác dụng phụ của thuốc:
Các loại thuốc liên quan đến tim mạch, huyết áp, tiểu đường đều có tác dụng phụ, nhưng thông thường sẽ không gây hại cho sức khỏe cơ thể nếu được sử dụng với mức độ hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm khô miệng, chảy máu bất thường, đau nướu răng, gián tiếp dẫn đến tình trạng viêm chân răng.

2. Những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm chân răng
Viêm chân răng nếu lâu ngày không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến chứng năng ăn nhai và còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Dưới đây là các biến chứng thường gặp phải khi bị viêm chân răng:
Nguy cơ mất răng: Viêm chân răng khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ tác động đến tủy răng, làm nhiễm trùng tủy, sau đó lan rộng sang vùng chóp răng. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công phá hủy tổ chức quanh chân răng, làm tiêu xương hàm dẫn đến tình trạng mất răng.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim: Có nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch được cho là xuất phát từ viêm chân răng. Bởi tình trạng này làm viêm nhiễm vùng mô nướu, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạch máu quanh chân răng dẫn đến các bệnh lý tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là những bệnh nhân đã mắc phải bệnh lý tim mạch đồng thời bị viêm chân răng thì mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm sẽ cao hơn.
Bệnh tiểu đường: Tình trạng viêm chân răng có ảnh hưởng không nhỏ đối với người đang mắc bệnh tiểu đường. Nó sẽ khiến bệnh lý nặng thêm bởi lúc này cơ thể có sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng rất kém.
Nguy cơ sinh non: Bệnh viêm chân răng nếu để lâu không điều trị sẽ sản sinh prostaglandin gây giãn nở và co thắt tử cung. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu bị viêm chân răng có thể dẫn đến tình trạng sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng trước khi sinh.
Một số biến chứng khác: Ngoài các vấn đề trên, viêm chân răng còn làm tâm lý rối loạn dẫn đến suy giảm trí nhớ tạm thời và tình trạng viêm khớp ở vùng hàm mặt nặng hơn.

Như vậy, có thể thấy tình trạng viêm chân răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây nguy hại đến sức khỏe toàn thân. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất để chấm dứt tình trạng viêm chân răng cũng như ngăn ngừa các biến chứng mà nó mang lại.
3. Điều trị bệnh viêm chân răng dứt điểm tại nha khoa
Tại Nha khoa Trẻ, bệnh viêm chân răng sẽ được điều trị dứt điểm theo từng giai đoạn tiến triển bệnh lý. Dưới đây là phương pháp điều trị viêm chân răng qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn đầu: Lúc này, bệnh lý vẫn ở mức độ nhẹ nên chỉ cần thực hiện các kỹ thuật làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng rồi tiến hành điều trị nha chu. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng, vệ sinh răng miệng bằng các thiết bị chuyên dụng. Đây là bước cơ bản để điều trị viêm chân răng, thực hiện ở mọi giai đoạn dù là nặng hay nhẹ.
– Giai đoạn giữa: Viêm chân răng nếu đã hình thành túi mủ, tiến triển thành áp xe răng thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ ổ mủ. Nếu tình trạng này không được phẫu thuật sớm thì tác động đến xương ổ răng và lan rộng hơn.
– Giai đoạn nặng: Nếu viêm chân răng đã tiến triển quá nặng, ổ viêm đã phá hủy gần như toàn bộ chân răng, không thể bảo tồn được nữa buộc phải nhổ bỏ răng. Đồng thời cần tiến hành trồng răng Implant để tránh tình trạng mất răng làm tiêu xương hàm.
Xem thêm: Giải đáp mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Trên đây là những chia sẻ quan trọng về bệnh viêm chân răng cũng như nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh lý này hoặc các vấn đề nha khoa khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo hotline 0963 333 844 để được các chuyên gia bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Niềng răng trong suốt Invisalign
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa