Bé 2 tuổi chưa hiểu rõ được vai trò của việc vệ sinh răng miệng cũng như chưa thể tự chủ động để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi đó, mẹ cần tập dần cho bé thói quen chải răng, vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi mỗi ngày để đảm bảo răng miệng của bé khỏe mạnh lâu dài.
1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng cho bé
Theo các nghiên cứu y khoa thì sức khỏe răng miệng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở trẻ nhỏ thì việc chăm sóc răng miệng càng quan trọng hơn vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể.
Trẻ nhỏ nói chung và trẻ 2 tuổi nói riêng nếu gặp phải vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu gây đau nhức, ê buốt răng thì sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và khó ngủ. Từ đó, dinh dưỡng của trẻ có thể bị thiếu hụt và tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân.
Hơn nữa, ở trẻ 2 tuổi thì bệnh lý sâu răng rất thường gặp do men răng của trẻ khá mỏng và yếu, khó kháng lại được vi khuẩn gây hại. Vậy nên, nếu không giữ vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi sạch sẽ thì nguy cơ trẻ mắc bệnh sâu răng là rất cao.
Khi sâu răng nghiêm trọng và không được điều trị sớm có thể gây tình trạng mất răng sữa sớm. Việc này sẽ làm giảm khả năng ăn nhai của trẻ, xương hàm và sọ mặt kém phát triển, mất định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc sau này. Răng sữa cũng có vai trò quan trọng trong việc phát âm nên những trẻ mất răng sữa sớm thường nói ngọng, nói không rõ chữ.
2. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi
Vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi đúng cách là nên tập cho con thói quen làm sạch răng miệng 2 lần một ngày. Mẹ nên theo sát và hướng dẫn con vệ sinh răng miệng cho tới khi bé có thể tự ghi nhớ và tự chủ động chăm sóc răng miệng của mình.
Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi như sau:
- Trước đó khi được khoảng 1 tuổi thì mẹ nên cho bé làm quen với việc chải răng. Đánh răng cho bé 2 tuổi thì nên thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối để hạn chế vi khuẩn. Nhưng mẹ chưa nên cho bé sử dụng kem đánh răng vì bé rất dễ nhầm lẫn giữa “nhổ” và “nuốt”. Mẹ chỉ nên cho bé chải răng với nước ấm hoặc nước muối pha loãng là đã có thể làm sạch răng miệng cho bé hiệu quả.
- Ở giai đoạn này mẹ cần hướng dẫn cho bé cách nhổ nước súc miệng ra ngoài để bé dần quen với việc này. Đến thời điểm nên dùng kem đánh răng khoảng 2 tuổi thì bé sẽ không bị nhầm lẫn mà nuối phải bọt kem đánh răng.
- Khi vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi thì mẹ hãy quan sát cách bé chải răng vì thông thường các bé sẽ chỉ chải mặt ngoài của răng. Lúc này thì mẹ hãy giải thích cho bé hiểu là mình phải chải răng toàn diện, vệ sinh toàn bộ các mặt của răng.
- Mẹ cần mua cho bé loại bàn chải phù hợp về kích thước để bé cầm vừa tay và bàn chải có lông mềm để bé chải răng dễ dàng mà không làm tổn thương nướu lợi. Cứ 3 tháng một lần thì mẹ hãy thay bàn chải đánh răng cho bé bởi lúc này bàn chải đã bị tưa làm giảm hiệu quả làm sạch cũng như có thể gây tác động vào nướu của bé.
Xem thêm:
Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho bé
Chỉ nha khoa cho trẻ em: Những vấn đề bố mẹ cần lưu ý
3. Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi thì mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng toàn diện cho bé. Giai đoạn này thì bố mẹ có thể đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra răng miệng, ngăn chặn sớm các bệnh lý răng miệng ở giai đoạn mới chớm. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ cách chăm sóc răng miệng với chế độ vệ sinh và chế độ ăn uống của trẻ.
Các loại đồ ăn ngọt nhiều đường rất dễ gây ra bệnh lý răng miệng ở trẻ, do đó mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại đồ ăn này, đặc biệt là bánh kẹo, và hoa quả sấy. Nếu bé có thói quen bú bình vào buổi đêm thì mẹ cũng nên để ý bởi việc này cũng dễ khiến bé bị sâu răng. Mẹ nên tập dần để bé bỏ thói quen xấu này và nếu vẫn tiếp tục bú bình thì mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước để rửa miệng trước khi bé đi ngủ.
Như vậy, vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi nên duy trì hàng ngày để có đảm bảo bé luôn có sức khỏe răng miệng tốt nhất. Từ đó, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng có thể khiến trẻ chán răng, quấy khóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Nếu bố mẹ cần tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.