
Những chiếc răng đầu đời của trẻ sẽ có cấu trúc men răng khá mỏng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, nhiệt độ,… Do đó, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cho bé để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Vậy bố mẹ đã biết cách đánh răng đúng cách cho bé hay chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững 6 bước đánh răng cơ bản cho bé nhé!



Đánh răng đúng cách cho bé với 6 bước cơ bản
1. Lợi ích của việc đánh răng đúng cách cho bé
- Giữ khoang miệng luôn sạch sẽ: Bố mẹ hướng dẫn bé đánh răng đúng cách mới có thể làm sạch được mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt của răng, từ đó giữ răng miệng luôn sạch sẽ.
- Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng được giảm thiểu tối đa khi bé chải răng đều đặn mỗi ngày, hạn chế được các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu ở trẻ.
- Hạn chế tổn thương răng nướu: Việc chải răng quá mạnh, quá nhanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng làm mòn lớp men răng của trẻ. Ngoài ra, khi chải răng ở quá mạnh ở vị trí chân răng còn có thể gây tổn thương nướu lợi dẫn đến chảy máu chân răng.



Chải răng nhẹ nhàng cho bé để tránh chảy máu chân răng
2. Hướng dẫn đánh răng đúng cách cho bé
Trẻ em thường khó chủ động trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày và các bé cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ răng miệng. Vậy nên, bố mẹ sẽ là người nhắc nhở và hướng dẫn để bé chải răng đúng cách, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Các bước chải răng đúng cách cho bé như sau:
- Bước 1: Súc miệng với nước lọc trong khoảng 10 giây để giảm bớt lượng mảng bám còn đọng lại trên răng nướu.
- Bước 2: Rửa sạch bàn chải rồi lấy một lượng kem đánh răng bằng vừa đủ vào bàn chải của bé (khoảng bằng hạt đỗ).
- Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng đúng cách cho bé với kỹ thuật chải răng từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng. Thực hiện như vậy ở mặt ngoài của răng trước, sau đó đến mặt trong.
- Bước 4: Chải mặt ăn nhai của răng bằng cách đặt bàn chải song song với mặt nhai của răng, tiếp đó chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài.
- Bước 5: Đừng quên chải lưỡi cho bé vì đây là vị trí có chứa khá nhiều vi khuẩn gây hại. Có thể thực hiện chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.
- Bước 6: Súc miệng lại với nước nhiều lần để đảm bảo hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Sau đó rửa sạch bàn chải, vẩy khô rồi cắm phần lông bàn chải hướng lên trên, phần tay cầm ở dưới. Ở bước này, bố mẹ cần lưu ý nhắc nhở bé nhổ bọt kem đánh răng ra ngoài vì trẻ nhỏ rất dễ nhầm lẫn giữa việc nuốt và nhổ kem đánh răng ra ngoài.



Nên súc miệng lại thật sạch với nước sau chải răng
3. Lưu ý khi đánh răng cho bé
- Việc đánh răng đúng cách cho bé cần thực hiện ngay khi mọc những chiếc răng đầu tiên. Lúc này trẻ còn quá nhỏ nên chưa cần sử dụng kem đánh răng, nhưng khi được 3 tuổi thì nên bắt đầu cho bé tập đánh răng với kem đánh răng phù hợp.
- Không nên cho bé sử dụng kem đánh răng giống với người lớn mà nên chọn loại có lượng Fluor vừa đủ, nên mua kem đánh răng dành riêng cho bé. Mẹ có thể chuẩn bị nhiều loại kem đánh răng với hương vị khác nhau phù hợp với sở thích của con để tạo cảm giác thoải mái khi chải răng cho bé.
- Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng vừa tay để bé dễ dàng tự chải răng cho mình, bàn chải cần có đầu tròn nhỏ và lông mềm để không làm tổn thương đến nướu lợi.
- Đối với những trẻ nhỏ thì mẹ nên mua bàn chải có hình dáng ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để tạo hứng thú chải răng cho bé.
- Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần bởi lúc này bàn chải đã giảm hiệu quả làm sạch đáng kể.
Xem thêm:
Chỉ nha khoa cho trẻ em: Những vấn đề bố mẹ cần lưu ý
Nước muối sinh lý súc miệng cho bé
Có nên nhổ răng sữa sớm cho bé không?



Mẹ cần lựa chọn loại bàn chải phù hợp với bé
Vệ sinh răng miệng tại nhà với việc chải răng đúng cách cho bé sẽ góp phần quan trọng giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, hạn chế vi khuẩn gây hại cũng như các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa bé đến nha khoa trẻ em Hà Nội để khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra răng miệng nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng (nếu có). Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn mẹ và bé cách chải răng, vệ sinh răng miệng và cả chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng.