[Tư vấn] Răng cửa, răng sâu đã trám có niềng được không?
Răng cửa hay các răng sâu đã trám răng vẫn có thể thực hiện niềng răng mà không làm bong miếng trám. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết "trám răng có niềng răng được không?
Niềng răng là giải pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục các khiếm khuyết của hàm răng. Tuy nhiên, trám răng có niềng răng được không, có hiệu quả không lại khiến mọi người băn khoăn rất nhiều. Cùng tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trám răng là gì?
Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật phổ biến trong nha khoa nhằm tái tạo hình dáng của răng. Nha sĩ sẽ bổ sung men răng nhân tạo để bồi đắp vào các vị trí răng bị khiếm khuyết, sứt mẻ. Vật liệu trám thường được sử dụng là kim loại hay hợp chất Composite có màu sắc tương tự răng thật.
Mặc dù là một kỹ thuật khá đơn giản nhưng trám răng cũng có quy trình và yêu cầu rõ ràng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, các tiêu chí như vật liệu trám hay các bước trám răng đều cần đội ngũ bác sĩ có tay nghề thực hiện. Nếu sau khi trám xảy ra vấn đề gì bất thường, bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức.
2. Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng để dịch chuyển răng dần về vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này còn điều chỉnh khớp cắn đạt chuẩn giúp khuôn mặt cân đối, đạt thẩm mỹ cao. Chức năng ăn nhai sẽ dần được cải thiện cũng như giảm áp lực lên quai hàm của bệnh nhân.
Niềng răng được khuyến khích thực hiện trong các trường hợp sau:
- Răng hô vẩu, răng chìa ra ngoài
- Răng thưa, hở kẽ răng
- Răng lệch lạc, khấp khểnh hay chen chúc
- Răng móm khiến mặt bị gãy dạng lưỡi liềm
- Các trường hợp sai khớp cắn như: khớp cắn sâu, khớp cắn đối đỉnh, khớp cắn chéo,…
Các tình trạng trên đều gây ra nhiều vấn đề răng miệng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến ăn nhai, phát âm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Vì vậy, để bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất thì bác sĩ khuyến cáo nên niềng răng càng sớm càng tốt, nắn chỉnh răng đều đẹp giúp nụ cười bạn tự tin và rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, nếu đã trám răng có niềng răng được không? Theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời nhé!
3. Răng trám có niềng được không?
Đa phần khách hàng sẽ lo lắng việc niềng răng sẽ gây ảnh hưởng, nứt vỡ với các răng đã trám từ trước. Vậy có thể niềng khi đã thực hiện hàn răng từ trước hay không? Câu trả lời sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ khi trám răng hoàn toàn có thể niềng răng được.
Vật liệu cấu thành cũng như quá trình thực hiện là lý do giải thích cho vấn đề này. Chất liệu trám thường được sử dụng là Composite, sứ cao cấp,… được bồi đắp và tạo hình tương đối vững chắc. Lực kéo của các khí cụ niềng răng hầu như không làm ảnh hưởng đến răng và vật liệu trám trước đó.
Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa uy tín mà bạn thực hiện. Nếu niềng răng kém chất lượng thì không chỉ làm bong miếng trám mà còn có nguy cơ khiến răng trám bị nứt, gãy vỡ nghiêm trọng. Bạn cũng sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hay khiến ca điều trị phức tạp hơn.
Tham khảo:
Răng yếu có niềng răng được không?
Bị viêm nha chu có niềng được không?
4. Đang niềng răng có trám răng được không?
Trong quá trình niềng răng, có nhiều nguyên nhân khiến răng người bệnh gặp vấn đề và cần thực hiện trám. Đó có thể là nguyên nhân khách quan như chấn thương, mẻ răng hay nguyên nhân từ người dùng do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng. Từ đó vấn đề đặt ra là liệu đang niềng răng có trám răng được không.
Nha Khoa Trẻ xin khẳng định là hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc thực hiện đồng thời cả hai phương pháp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, trám răng giúp hạn chế các tình trạng răng nứt vỡ, sâu răng hay bị mòn. Từ đó, niềng răng sẽ đạt hiệu quả tối đa và đạt thẩm mỹ tốt nhất.
Trong quá trình niềng răng, hãy thực hiện trám theo chỉ định bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp dưới đây:
- Răng cửa, răng hàm bị sâu, xuất hiện các lỗ sâu nhưng chưa chạm đến tủy
- Xảy ra nứt vỡ, sứt mẻ răng do va chạm, chấn thương
- Trên răng cửa có xuất hiện các kẽ hở, bị mòn vẹt
- Thực hiện đồng thời cả 2 quá trình để giảm thời gian thực hiện
5. Lưu ý cho răng hàn khi niềng răng
Nhiều khách hàng vẫn muốn quá trình niềng răng diễn ra nhẹ nhàng và không ảnh hưởng đến răng trám. Lúc này, việc lựa chọn các phương án niềng răng là đặc biệt quan trọng. Niềng răng Invisalign là giải pháp tối ưu khi dễ dàng tháo lắp vệ sinh và thực hiện đồng thời cùng một số kỹ thuật chỉnh nha khác.
Ngoài ra, bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý đặc biệt là ở giai đoạn mới niềng răng. Khi đó răng nhạy cảm và dễ đau nhức nên tránh ăn thực phẩm cứng hoặc dai, đồng thời chú ý chia đều lực nhai ở cả 2 hàm. Việc vệ sinh răng miệng cũng cần đặc biệt quan tâm với ít nhất 2 lần chải răng mỗi ngày.
Cuối cùng, hãy tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi quá trình dịch chuyển răng. Đồng thời bác sĩ có thể điều chỉnh lực kéo của khí cụ trong từng giai đoạn để niềng răng diễn ra theo đúng lộ trình.
Xem thêm:Bị tụt lợi có niềng răng được không? Có gây hại gì không?
6. Niềng răng trám chất lượng tại Nha khoa hàng đầu Hà Nội
Bạn đang tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín hàng đầu Hà Nội? Bạn cần thực hiện trám răng và niềng răng một cách an toàn hiệu quả? Nha Khoa Trẻ là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Với sứ mệnh đem đến nụ cười rạng ngời cùng dịch vụ tốt nhất, hàng nghìn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn phòng khám của chúng tôi.
Đến với Nha Khoa Trẻ, bạn sẽ được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình phù hợp để giải quyết nỗi lo của bạn về việc trám hay niềng răng. Cùng với những máy móc thiết bị hàng đầu, những kết quả đưa ra sẽ đạt độ chính xác cao nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của Nha Khoa Trẻ. Hiện nay phòng khám của chúng tôi đang cung cấp nhiều dịch vụ nha khoa bao gồm cả trám răng và niềng răng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được giải đáp và hỗ trợ.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa