Bị viêm lợi có niềng răng được không là băn khoăn của không ít khách hàng chỉnh nha. Đây cũng là bệnh lý răng miệng phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của con người. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này cũng như giải pháp niềng răng hiệu quả nhất trong trường hợp này nhé!
Nội dung bài viết
1. Bị viêm lợi có niềng răng được không?
Viêm lợi là tình trạng nướu ở chân răng bị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại. Biểu hiện thường gặp nhất là lợi sưng đỏ, thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng.
Ở trường hợp viêm lợi nặng thì phần lợi sẽ bị rút về chân răng (tụt lợi) gây mất thẩm mỹ. Thậm chí viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu sẽ làm viêm nhiễm các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, xương ổ răng,… về lâu dài sẽ có nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm.
Khi đó, bị viêm lợi có niềng răng được không cũng sẽ phụ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Niềng răng sẽ phải sử dụng hệ thống mắc cài hoặc máng niềng trong suốt để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Điều này cũng có nghĩa là niềng răng sẽ tác động một lực tương đối mạnh để răng dịch chuyển trên cung hàm.
Với răng miệng khỏe mạnh thì việc răng dịch chuyển diễn ra bình thường và không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu người niềng đang bị viêm lợi thì quá trình niềng răng sẽ gặp khó khăn hơn và có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó, bị viêm lợi có niềng răng được không cần được thăm khám kỹ lưỡng và viêm lợi, viêm nha chu phải được điều trị triệt để trước khi tiến hành niềng răng.
2. Trường hợp tuyệt đối không nên niềng răng
Trong suốt quá trình niềng răng yêu cầu mô nướu và xương hàm khỏe mạnh để nâng đỡ răng trước những tác động của khí cụ. Vậy nên, bị viêm lợi có niềng răng được khi mà bệnh lý chưa quá nghiêm trọng, viêm lợi chưa làm tổn thương sâu đến tổ chức quanh răng.
Để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng niềng răng bị bật chân răng gây các biến chứng khác thì các trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên niềng răng chỉnh nha:
- Viêm lợi, viêm nha chu chưa được được điều trị và kiểm soát.
- Viêm lợi đã tiến triển thành viêm nha chu nặng làm tiêu xương hàm, mất răng vĩnh viễn.
- Bị viêm nha chu cùng các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư,…
- Hàm răng đã bọc nhiều răng cứ không nên niềng răng.
- Không niềng răng khi đã cấy ghép Implant để phục hình răng mất.
Trên thực tế, bị viêm lợi có niềng răng được không phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe răng miệng và cơ thể của mỗi người. Vì vậy, nếu bạn có ý định niềng răng thì tốt nhất nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể về bệnh lý răng miệng cũng như phương án điều trị hiệu quả.
3. Nên niềng răng theo phương pháp tốt nhất?
Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề “bị viêm lợi có niềng răng được không” thì tiếp theo bạn cần lưu ý đến phương pháp niềng răng. Hiện nay tại nha khoa có 2 phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng biệt cùng với những lợi ích và hạn chế khác nhau, tùy vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính của cá nhân mà bạn hãy lựa cho mình phương pháp phù hợp.
3.1 Niềng răng mắc cài
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống đã có từ lâu đời, qua nhiều năm thì kỹ thuật cũng đã có sự cải tiến đáng kể. Cụ thể niềng răng mắc cài được chia thành 3 kỹ thuật chỉnh nha là niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và mắc cài tự đóng/tự buộc.
Niềng răng mắc cài kim loại:
Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài làm bằng kim loại để gắn cố định ở mặt ngoài của hàm răng, từ đó siết lực để kéo răng dần dịch chuyển về vị trí đều đẹp. Khi đeo mắc cài kim loại thì dễ bị lộ, ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, một số trường hợp bị dị ứng kim loại sẽ không thể sử dụng khí cụ này.
Niềng răng mắc cài sứ:
Mặc dù có cấu tạo giống với mắc cài kim loại nhưng niềng răng mắc cài sứ có chất liệu khác biệt. Chất liệu sứ cao cấp có độ lành tính cao, màu sắc sứ tương tự răng thật nên cũng không bị lộ nhiều, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho người niềng.
Xem thêm:
Tụt lợi có niềng răng được không?
Làm răng sứ có niềng răng được không?
Bị hô hàm có niềng răng được không?
Niềng răng mắc cài tự đóng/tự buộc:
Mắc cài tự đóng không còn sử dụng thun buộc để cố định dây cung mà có thiết kế nắp trượt tự động trên mắc cài để cố định dây cung trong rãnh trượt. Khi đó sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng. Đồng thời hạn chế được tình trạng đứt dây thun và phải thăm khám nha khoa nhiều lần để khắc phục.
3.2 Niềng răng trong suốt Invisalign
Invisalign là công nghệ niềng răng vượt trội đến từ Hoa Kỳ, thay vì sử dụng mắc cài cố định thì niềng răng sẽ đeo khay niềng có thể tháo rời. Điều này sẽ giúp việc ăn uống và vệ sinh răng miệng thuận tiện, dễ dàng hơn. Niềng răng trong suốt đảm bảo thẩm mỹ cao vì người đối diện rất khó nhận ra bạn đang đeo khay niềng.
Đặc biệt, với trường hợp bị viêm lợi thì sẽ không cần quá lo lắng khi niềng răng Invisalign. Viêm lợi đã chữa trị trước đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng tái phát nhờ vào việc vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày. Nếu là mắc cài thì sẽ khá vướng víu nên có thể khó làm sạch răng miệng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết “bị viêm lợi có niềng răng được không”, hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Niềng răng nói chung và niềng răng khi bị viêm lợi nói riêng là kỹ thuật phức tạp, vậy nên việc lựa chọn nha khoa điều trị là rất quan trọng. Hãy tham khảo nhiều nha khoa và thăm khám để có được quyết định an toàn, hiệu quả bạn nhé!
NHA KHOA TRẺ – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU CHỈNH NHA
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline : 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: nhakhoatre.com