NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Bị tụt lợi có niềng răng được không? Có gây hại gì không?

Bị tụt lợi có niềng răng được không? Có gây hại gì không?

Tình trạng tụt nướu, tụt lợi không phải là hiếm gặp và nó gây ra nhiều mối nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Khi đó việc can thiệp các biện pháp nha khoa như niềng răng thẩm mỹ cũng sẽ bị cản trở. Vậy bị tụt lợi có niềng răng được không? Niềng răng khi bị tụt lợi có hại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

1. Tụt lợi là gì? Biểu hiện của tụt lợi

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng khi phần lợi bị rút về phía chân răng khiến thân răng dài hơn trước. Tình trạng này có thể xuất hiện ở 1 răng, nhiều răng hoặc thậm là chí toàn hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Tụt lợi ở hàm trên thường dễ nhận thấy hơn hàm dưới và thường gặp nhất ở vị trí răng nanh.

Tụt nướu làm thân răng dài ra, mất thẩm mỹ

Tụt nướu làm thân răng dài ra, mất thẩm mỹ

Biểu hiện của tụt lợi khá rõ ràng và dễ nhận biết bằng mắt thường, khi đó lợi sưng đỏ và có cảm giác đau nhức, khó chịu. Thường xuyên xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trường hợp tụt lợi nặng hơn còn còn làm co rút rõ rệt, răng lung lay. Chính điều này cũng sẽ quyết định đến việc “bị tụt lợi có niềng răng được không”.

2. Niềng răng là gì?

Niềng răng hay chính là chỉnh nha, là kỹ thuật nha khoa sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung hoặc niềng răng trong suốt để nắn chỉnh răng và cấu trúc khớp cắn. Từ đó tái lập lại chức năng ăn nhai, mang lại sự cân đối cho toàn bộ khuôn mặt.

Niềng răng được khuyến cáo nên thực hiện sớm đối với các trường hợp răng hô, răng móm, răng khấp khểnh hay sai khớp cắn. Khắc phục triệt để vấn đề này không chỉ mang lại thẩm mỹ cao mà còn hướng đến bảo vệ sức khỏe tối ưu cho răng miệng. Từ đó ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay các vấn đề tụt nướu, tụt lợi chân răng. Nhưng liệu đã bị tụt lợi có niềng răng được không? Tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé!

Niềng răng được khuyến khích thực hiện từ sớm để bảo vệ răng miệng

Niềng răng được khuyến khích thực hiện từ sớm để bảo vệ răng miệng

3. Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Trở lại với vấn đề “bị tụt lợi có niềng răng được không” thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Nếu răng bị tụt lợi nặng, răng không còn chắc chắn trong xương hàm thì mọi tác động bên ngoài sẽ dễ dàng làm hỏng răng. Vậy nên khi đó khó có thể áp dụng phương pháp niềng răng chỉnh nha.

3.1 Niềng răng khi bị tụt lợi nhẹ

Đối với các trường hợp tụt lợi nhẹ, lợi vẫn đủ khỏe mạnh thì có thể niềng răng. Nhưng trước đó bác sĩ sẽ phải kiểm soát tốt tình trạng tiêu xương (tụt lợi do viêm nha chu). Đồng thời bác sĩ sẽ cần lên kế hoạch dịch chuyển răng một cách từ từ và phải theo dõi chặt chẽ hơn so với các trường hợp thông thường.

3.2 Trường hợp tụt lợi nặng

Nếu muốn niềng răng khi bị tụt lợi nặng thì sẽ phải tiến hành ghép lợi trước để củng cố các tổ chức nâng đỡ răng. Thường thì kỹ thuật này sẽ được chỉ định thực hiện trước niềng răng khoảng 1 đến vài tháng.

Thêm nữa, nếu tụt lợi đã có hiện tượng tiêu xương thì cần phải ghép xương để có xương hàm khỏe mạnh. Khi xương đã tích hợp tốt thì sẽ tiến hành chỉnh nha để cải thiện các vấn đề về răng và khớp cắn. 

Để biết chắc chắn bị tụt lợi có niềng răng được không thì tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng tụt lợi đang ở mức độ nào. Khi đó sẽ cần chụp X-quang răng để có thể đưa ra được những chẩn đoán chính xác nhất.

Xem thêm: [TƯ VẤN] Bị viêm lợi có niềng răng được không?

                     Bỏ túi ngay 9 TIP chụp ảnh khi niềng răng cực thần thánh

Bị tụt lợi có niềng răng được không phụ thuộc vào mức độ bệnh lý

Bị tụt lợi có niềng răng được không phụ thuộc vào mức độ bệnh lý

4. Rủi ro có thể xảy ra nếu niềng răng khi bị tụt lợi

Răng bị tụt lợi đồng nghĩa với việc chân răng khá lỏng lẻo, không được bảo vệ tốt bởi các tổ chức quanh răng. Niềng răng lúc này sẽ tác động vào các răng đang nhạy cảm nên đặc biệt yêu cầu các kỹ thuật được kiểm soát tốt. Nếu điều trị bởi bác sĩ tay nghề kém, siết lực quá mạnh hoặc kế hoạch điều trị không tốt sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro.

  • Lực kéo của mắc cài quá mạnh khiến răng ngày càng lung lay, bị bật chân răng dẫn đến mất răng. 
  • Xuất hiện tình trạng viêm lợi, đau nhức răng miệng nghiêm trọng hơn các trường hợp niềng răng khác. 
  • Tình trạng tụt lợi tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn, kéo theo hiện tượng tiêu xương nguy hiểm. 
  • Tăng nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh răng miệng khác và làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. 

5. Những lưu ý khi niềng răng cho người tụt lợi

Mặc dù tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm nhưng nếu người niềng đáp ứng những lưu ý dưới đây thì bạn hoàn toàn có thể an tâm điều trị hiệu quả.

5.1 Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín

Tiêu chí đầu tiên cần đảm bảo cho người niềng răng nói chung và niềng răng khi bị tụt lợi nói riêng là tìm kiếm nha khoa uy tín để điều trị. Như đã nói trước đó, tụt lợi vẫn có thể niềng răng nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại hàng đầu. Do đó, hãy tìm hiểu và cân nhắc khi lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng trong khu vực. 

Niềng răng an toàn tại nha khoa uy tín hàng đầu Hà Nội

Niềng răng an toàn tại nha khoa uy tín hàng đầu Hà Nội

5.2 Chăm sóc răng miệng đúng cách

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ luôn dặn dò và hướng dẫn người niềng  chăm sóc răng miệng đúng cách. Chú trọng đến việc chải răng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng tránh làm tụt lợi nghiêm trọng hơn. Đồng thời, người niềng cần sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, dùng tăm nước, nước súc miệng, bàn chải kẽ,….

Cùng với đó, người niềng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, dai gây hư hại mắc cài và răng niềng. Đồng thời hạn chế các thức ăn nhiều đường để không gặp các vấn đề sâu răng, tụt lợi. 

5.3 Tái khám định kỳ, liên hệ bác sĩ khi có bất thường

Niềng răng khi bị tụt lợi cần bác sĩ theo dõi sát sao. Nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng bất thường nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh gây sai lệch cho quá trình dịch chuyển răng. Đặc biệt, cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh lực phù hợp trên mắc cài. 

6. Nha khoa Trẻ – nơi niềng răng an toàn, không biến chứng

Một gợi ý cho bạn lúc này là Nha khoa Trẻ – địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Với bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh lý răng miệng cũng như tư vấn hiệu quả vấn đề “bị tụt lợi có niềng răng được không”.

Niềng răng tại đây sẽ thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ chỉnh nha hàng đầu Hà Nội, bác sĩ sẽ đồng hành cùng bạn để mang đến nụ cười tự tin nhất. Bác sĩ đã thực hiện thành công hàng nghìn ca chỉnh nha từ đơn đến phức tạp bao gồm cả niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và niềng răng trong suốt

Khi thực hiện niềng răng, bác sĩ cũng sẽ lên kế hoạch điều trị cho khách hàng, răng dịch chuyển như thế nào, có đúng lộ trình hay không sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tay nghề của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, nha khoa cũng ứng dụng công nghệ hiện đại như chụp X-quang Conebeam, Scan răng Itero,… để niềng răng đạt kết quả tối ưu nhất cho khách hàng. 

 
Niềng răng điều trị răng thưa, hở kẽ

Niềng răng điều trị răng thưa, hở kẽ

Niềng răng điều trị khớp cắn ngược

Niềng răng điều trị khớp cắn ngược

Niềng răng khắc phục răng đối đỉnh

Niềng răng khắc phục răng đối đỉnh

Vậy nên bạn hoàn toàn có thể an tâm để niềng răng đạt kết quả cao tại Nha khoa Trẻ, hoàn toàn không cần lo lắng về rủi ro khi niềng răng. Để được thăm khám và tư vấn miễn phí với bác sĩ Nha khoa Trẻ thì bạn đừng ngần liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website