NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Thun chuỗi niềng răng và những điều cần biết trước khi sử dụng

Thun chuỗi niềng răng là một dải cao su gồm nhiều vòng chữ O liên kết với nhau được sử dụng để thu hẹp và đóng khoảng trống giữa các răng. Vậy chun chuỗi niềng răng dùng khi nào?

Để niềng răng đạt được hiệu quả chỉnh nha cao thì ngoài dây cung và mắc cài, còn rất nhiều loại khí cụ hỗ trợ khác. Trong đó, thun chuỗi niềng răng là khí cụ phổ biến nhất. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu kỹ hơn về loại chun chuỗi này trong bài viết dưới đây.

Thun chuỗi niềng răng

1. Tác dụng của thun chuỗi niềng răng

Thun chuỗi được sử dụng khi niềng răng mắc cài là một dải cao su gồm nhiều vòng chữ O liên kết với nhau. Loại khí cụ nha khoa này được sử dụng để thu hẹp và đóng khoảng trống giữa các răng với lực vừa phải nhằm thúc đẩy quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong một số trường hợp răng bị thưa, bác sĩ sẽ dùng chun chuỗi này với công cụ khác để nắn chỉnh răng với lực vừa phải cho đến khi răng khít nhau hơn và đều như mong muốn.

2. Cách lựa chọn thun chuỗi niềng răng phù hợp

Chun chuỗi niềng răng được làm từ cao su thiên nhiên thân thiện, lành tính với sức khỏe. Hơn nữa, nó còn có chất lượng cao, độ bền, độ đàn hồi tốt. Vì vậy mà người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Hiện nay, để tăng tính thẩm mỹ, thun chuỗi được sản xuất với 28 màu sắc khác nhau với tính năng kháng lại sự nhiễm màu, không thấm nước, để lại vết dính trên răng. Bạn có thể thỏa thích lựa chọn theo sở thích cá nhân của mình. Bên cạnh đó, thun chuỗi còn được chia ra thành các dạng khác nhau, dựa trên các tiêu chí sau:

  • Dựa vào kích thước: Thun chuỗi ngắn, thun chuỗi dài và thun chuỗi liên tục.
  • Dựa vào kích lực: Thun chuỗi nhẹ, thun chuỗi nặng và thun chuỗi trung bình.
  • Dựa vào loại mắc cài: Thun chuỗi sợi mỏng (dùng cho mắc cài mặt lưỡi),thun chuỗi sợi dày,…

Việc phân chia chun chuỗi thành nhiều loại khác nhau là để phù hợp với tình trạng và kế hoạch điều trị của mỗi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại chun chuỗi niềng răng phù hợp với mình nhất nhé.

Bác sĩ kiểm tra và đưa ra quyết định loại thun phù hợp với từng trường hợp

3. Hướng dẫn đeo thun chuỗi đúng cách

Cách đeo chun chuỗi phục vụ quá trình niềng răng khá đơn giản. Bạn có thể quan sát cách làm của bác sĩ, xem các video đeo thun chuỗi niềng răng trên mạng hoặc bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.

3.1. Trường hợp đeo thun chuỗi giữa hai răng

Để đeo thun chuỗi giữa 2 răng, bạn cần dùng loại thun chuỗi liên tục.

  • Bước 1: Dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng hoặc nhíp đã được khử trùng sạch sẽ để móc chun vào một đầu của mắc cài.
  • Bước 2: Kéo căng và móc đầu còn lại vào mắc vào đầu bên kia của mắc cài bên cạnh.

3.2. Trường hợp đeo chun chuỗi giữa nhiều răng

Trường hợp này bạn cần sử dụng chun chuỗi dài và có nhiều mắt đeo hơn.

  • Bước 1: Dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng hoặc nhíp đã được khử trùng sạch sẽ để móc chun vào mắc cài của răng đầu tiên.
  • Bước 2: Kéo căng chuỗi thun để móc mắt đeo vào mắc cài của răng tiếp theo. Sau đó làm lần lượt cho đến khi kết thúc.

Xem thêm: Nuốt phải dây cung niềng răng có sao không? Cách xử lý hiệu quả?

                     Tự thay thun liên hàm tại nhà như thế nào? Cần lưu ý những gì?

4. Những câu hỏi thường gặp khi đeo thun chuỗi niềng răng

4.1. Ai cần đeo chun chuỗi khi niềng răng chỉnh nha?

Khi niềng răng, không phải ai cũng bắt buộc phải sử dụng loại khí cụ hỗ trợ này. Với những trường hợp sau, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng thun chuỗi niềng răng để đặt kết quả chỉnh nha tốt nhất.

  • Bệnh nhân có răng khấp khểnh, răng bị xoay.
  • Bệnh nhân có răng thưa, cần hỗ trợ kéo khít răng với một lực mạnh hơn.
  • Bệnh nhân phải nhổ răng trước khi niềng.
Trường hợp răng thưa, khấp khểnh nên đeo thun chuỗi khi niềng

Ngoài những trường hợp trên thì thun chuỗi nha khoa còn có tác dụng giúp cho khe hở giữa các răng không bị rộng ra. Vì vậy, bạn có thể sử dụng sau khi răng đã được kéo về đúng vị trí khớp cắn.

4.2. Đeo thun chuỗi khi niềng răng có đau hay không?

Cũng giống như khi đeo các loại khí cụ niềng răng khác, thời gian đầu khi sử dụng thun chuỗi bạn có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần sau vài ngày. Nếu cảm giác đau làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, làm việc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau, giúp bạn trải qua quá trình niềng răng thoải mái nhất có thể. Xem chi tiết: Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

4.3. Thun chuỗi niềng răng cần được đeo trong bao lâu?

Thun chuỗi niềng răng cần được đeo trong bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng răng và phác đồ điều trị của mỗi người. Thông thường, thời gian đeo thun chuỗi sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Sau khi răng đã được kéo khít lại, bác sĩ sẽ đề nghị tháo ra để giảm bớt sự bất tiện trong quá trình niềng răng.

5. Những điều cần lưu ý khi đeo thun chuỗi nha khoa

Sau một thời gian sử dụng, thun chuỗi niềng răng có thể gặp một số hiện tượng như lực kéo, độ đàn hồi giảm, dây đổi màu,… Những điều này là do sự chuyển động của hàm khi ăn uống, nhiệt độ của thức ăn và độ ẩm khoang miệng. Lúc này, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và thay dây chun mới.

Đến nha khoa để thay dây mới nếu bạn gặp một số hiện tượng lạ

Bên cạnh đó, khi đeo thun chuỗi, thức ăn rất dễ bị mắc kẹt và tích tụ mảng bám gây ra sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Vì vậy, bạn cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận theo khuyến cáo của bác sĩ. Cùng với đó là chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn đồ cứng, dai, dẻo, đồ ăn nhiều đường và có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Thun chuỗi niềng răng là một vật dụng hỗ trợ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao giúp bạn nhanh chóng sở hữu hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tự tin rạng rỡ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về thun chuỗi nha khoa. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về niềng răng, hãy liên hệ ngay với fanpage Nha khoa Trẻ để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ sớm nhất nhé!

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.